Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên kon hà nừng (tỉnh gia lai) trải rộng trên diện tích 413.512ha, bao gồm toàn bộ diện tích vườn quốc gia kon ka kinh, khu bảo tồn thiên nhiên kon chư răng và một phần diện tích của thị xã an khê và 5 huyện (đăk đoa, mang yang, k'bang, chư păh, đăk pơ).
Cao nguyên Kon Hà Nừng có hệ sinh thái rừng còn tương đối nguyên vẹn với hệ sinh thái đặc trưng là rừng kín nhiệt đới thường xanh cây lá rộng; rừng kín nhiệt đới thường xanh cây lá kim; rừng thưa thường xanh cây lá rộng; rừng thưa thường xanh lá kim; thảm cây bụi; trảng cỏ và các khu vực đất nông nghiệp, khu dân cư có tính đa dạng sinh học cao, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng của các tỉnh Tây Nguyên; có nhiều điểm độc đáo, có những đặc điểm nổi bật và độc nhất.
Chính nhờ những đặc điểm sinh thái như vậy, tháng 9.2021, cao nguyên kon hà nừng được unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. đây là niềm vui, niềm tự hào của tỉnh gia lai nói riêng và việt nam nói chung nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với lực lượng quản lý bảo vệ rừng đặc biệt là trong hai vùng lõi (vườn quốc gia kon ka kinh và khu bảo tồn thiên nhiên kon chư răng) của khu dự trữ sinh quyển này, chưa kể vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
Chỉ tính riêng vườn quốc gia kon ka kinh có trên 40.000ha, giáp tỉnh kon tum và 3 huyện của tỉnh gia lai, nhân lực mỏng khiến việc đi tuần tra của lực lượng bảo vệ rừng rất vất vả, khó khăn, thậm chí thường xuyên gặp nguy hiểm. do vậy, việc thành lập ban quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên kon hà nừng (gọi tắt là ban quản lý) là điều cần thiết.
Ban Quản lý có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh chỉ đạo, vận hành Khu dự trữ sinh quyển tuân theo các quy định của Việt Nam và với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và sinh quyển (MAB) Việt Nam.
Nhiệm vụ của Ban Quản lý gồm: tham mưu UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng (gọi tắt là Khu dự trữ sinh quyển); tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch hoạt động của Khu dự trữ sinh quyển trên cơ sở tham vấn của UNESCO Việt Nam, MAB Việt Nam; tham mưu UBND tỉnh thành lập tổ tư vấn về bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển và chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động của tổ tư vấn theo quy định của pháp luật Việt Nam; tiến hành và thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt từ cơ quan có thẩm quyền về bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển; huy động và tiếp cận các nguồn lực quốc tế và quốc gia để thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển theo các luật và quy định hiện hành…
Về cơ cấu tổ chức, Ban Quản lý gồm Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách nông-lâm nghiệp; 4 phó trưởng ban và 22 thành viên là lãnh đạo, cán bộ các sở, ngành, đơn vị, địa phương. Kinh phí hoạt động của Ban Quản lý do ngân sách tỉnh bố trí theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn; huy động từ các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Chủ đề liên quan:
khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng tỉnh gia lai tỉnh Gia Lai Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh