Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chuyện lạ: Bệnh viện truyền nhầm máu nhóm A cho bệnh nhân nhóm máu B

(MangYTe) – Bệnh nhân có nhóm máu B nhưng bị truyền máu nhóm A nên chị choáng, tụt huyết áp, nguy hiểm đến tính mạng.

Chiều 7-8, bà Blonh (46 tuổi, làng Kon Sơ Nglok, xã Hà Đông, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.

Trước đó, chiều 2-8, bà Blonh nhập viện trong tình trạng rong huyết, thiếu máu, lượng hồng cầu giảm do u sơ tử cung. Do bà Blonh đang thiếu máu nên bệnh viện chưa thể phẫu thuật cho bà Blonh mà phải truyền máu.

Đến chiều 7-8, bệnh nhân Blonh đã tỉnh táo, huyết áp ổn định

Đến chiều 6-8, bà Blonh tiếp tục được truyền máu, đến 22 giờ thì bà Blonh bị choáng, tụt huyết áp phải chuyển xuống Khoa Hồi sức – Tích cực chống độc cấp cứu. Các bác sĩ xác định nguyên nhân là do bà Blonh thuộc nhóm máu B nhưng 2 nữ hộ sinh lấy máu nhóm A để truyền do nhầm lẫn với bệnh nhân khác có bệnh lý tương tự nằm cạnh giường.

"Hiện tại bệnh nhân không còn choáng, không sốc, huyết áp ổn định và được theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt" - bác sĩ Nguyễn Tĩnh Bình,Trưởng Khoa sản (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) nói rồi cho biết việc nhầm lẫn được phát hiện ngay và ngừng truyền máu nên không xảy ra sự cố đáng tiếc. Bệnh viện đã tiến hành niêm phong túi máu bị truyền nhầm để xác định lượng máu đã truyền và xác định mức độ sai sót.

Ông Nguyễn Tấn Phúc, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Gia Lai, cho biết sẽ thành lập hội đồng đánh giá sự việc để có hướng xử lý tùy theo mức độ. Trước mắt, sẽ tập trung theo dõi và chăm sóc điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Hoàng Thanh
Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (http://nld.com.vn/thoi-su/chuyen-la-benh-vien-truyen-nham-mau-nhom-a-cho-benh-nhan-nhom-mau-b-20190807173145362.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Nếu bạn cần truyền máu hoặc nếu bạn đang mang thai thì phải làm xét nghiệm để biết nhóm máu của bạn
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con là vấn đề rất nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi. Hãy bắt đầu chăm sóc tiền sản định kỳ sớm để nhận biết và đối phó.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY