Ẩm thực hôm nay

Thầy lang kể chuyện gà

Người thường nhìn con gà sống ra... đĩa gà luộc lá chanh thơm ngon. Thầy cúng nhìn ra chú gà “khỏa thân” trên mâm cơm cúng...

Người thường nhìn con gà sống ra... đĩa gà luộc lá chanh thơm ngon. Thầy cúng nhìn ra chú gà “khỏa thân” trên mâm cơm cúng... Còn thầy Thu*c Đông y lại nhìn thấy con vật gần gũi này nhiều phương Thu*c dùng để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe cho bệnh nhân.

Theo phong tục Việt Nam, ngày Tết mâm cơm tất niên cuối năm dù có bao nhiêu món sơn hào hải vị nhưng không thể thiếu đĩa thịt gà luộc để cúng tổ tiên. Giao thừa không thể thiếu chú gà trống tơ chưa đạp mái để thành kính đón các ngài thần linh xuống hạ giới cai quản thiên hạ và yết cáo tổ tiên vào thời khắc giao thừa chuyển từ năm cũ sang năm mới... Có những giống gà đặc biệt quí như: gà chín cựa ở Phú Thọ có từ thời các vua Hùng dựng nước, gà đông cảo ở Hưng Yên, gà mía ở Ba Vì, Hà Nội. Cũng có loại gà vừa ăn thịt vừa làm cảnh để giải trí như gà chọi. Nhưng mấy ai đã hiểu hết tác dụng của thịt gà và các bộ phận trong con gà vừa ăn ngon, bổ dưỡng, vừa làm Thu*c quí chữa được nhiều bệnh.

Thịt gà trống: Đông y gọi hùng kê nhục, có vị ngọt, tính ấm không độc, có tác dụng hòa vinh, dưỡng vệ (vinh khí đi trong huyết quản dẫn huyết đi nuôi cơ thể, vệ khí đi trong tế bào, tạng phủ, cơ bắp, bì phu để bảo vệ cơ thể) bổ trung, an thai, liền xương, trị chứng phong, đau tê dại.

Thịt gà mái: Đông y gọi thư kê nhục, vị chua tính bình không độc có tác dụng trị phong, hàn, thấp, bổ 5 chứng bệnh hư lao, trẻ em, người lớn bị gãy xương chóng liền, phụ nữ mắc chứng băng huyết, bạch đới.

Bài Thu*c “Sinh khương thư kê nhục thang” điều trị chứng tỳ vị hàn kiêm hư chứng gây nôn mửa: Gà mái non 1 con khoảng 500g, gừng tươi 60g, đất lòng bếp (phục long can) 60g. Làm thịt gà bỏ hết phủ tạng. Đất lòng bếp hòa với nước để lắng lấy nước trong, cho gừng tươi vào bụng gà, cho nước đất lòng bếp vừa đủ, bỏ vào nồi đất mới đậy kín, ninh nhừ. Chia hai lần ăn trong ngày vào buổi sáng và buổi tối, trước khi ăn cơm, ăn liên tục 10 ngày bệnh sẽ khỏi.

Gan gà: Đông y gọi kê can vị hơi ngọt, đắng, tính ấm không độc, có tác dụng bổ thận ích can, làm sáng mắt, mạnh dương khí. Trị chứng mắt mờ, đau bụng, có thai ra huyết. Gan gà hầm với thục địa vị ngọt tính ôn vào kinh tâm, can, thận có tác dụng tư âm, bổ thận, trị chứng huyết hư mắt mờ, kỷ tử vị ngọt tính bình vào các kinh can, thận, phế, có tác dụng bổ can, thận, làm sáng mắt sinh tinh dịch là vị Thu*c cường tráng của nam giới. Bài Thu*c có tác dụng bổ thận ích can làm sáng mắt.

Xương gà đen - gà ác: Đông y gọi ô kê cốt. Loại gà thịt, xương đen, chân đen lông trắng tốt hơn loại đen tuyền, trong đen ngoài trắng là biểu hiện có đủ âm dương, còn loại đen tuyền chỉ có phần âm nhiều không tốt bằng. Có vị ngọt tính bình không độc, vào kinh can, thận, phế. Giết gà ăn thịt, xương ninh lấy nước nấu thành cao điều trị trẻ em cơ thể suy nhược, còi xương, phụ nữ mắc chứng băng lậu huyết. Trẻ em gãy xương chóng liền, người sau khi ốm cơ thể suy nhược. Chú ý, trẻ em người lớn mắc chứng kiết lỵ không được dùng.

Bài Thu*c “Ô kê hoàn” điều trị phụ nữ do tâm, tỳ, vị hư yếu, kinh nguyệt không đều. Gà ác (ô kê) 1 con khoảng 1kg, làm sạch bỏ phủ tạng cho thục địa 80g, mạch môn 40g, thiên môn 40g, sinh địa 40g cho vào bụng gà may lại, đổ rượu trắng 30 độ vào đậy kín đun chín nhừ, vớt gà ra bỏ da, xương lấy thịt gà để rượu riêng, cho thêm nhân sâm, đỗ trọng, phá cố chỉ, cam thảo, xuyên khung, nhục thung dung đều 40g hương phụ 160g, đương qui, bạch linh, đan sâm 80g tán bột mịn giã nhuyễn với thịt gà, trộn với rượu làm viên hoàn, mỗi viên 5g, sấy khô.

Cách dùng: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên với nước cơm trước khi ăn sáng và ăn tối. Ăn liên tục hai đợt sẽ khỏi bệnh.

Trứng gà: Đông y gọi kê tử, lòng đỏ trứng gà gọi kê tử hoàng vị ngọt tính ôn, vào hai kinh tâm và vị, không độc có tác dụng thanh tâm hỏa, dưỡng tâm huyết, tăng dịch vị, bổ tỳ, bổ trung ích khí, an thai, trị các chứng lỵ, rôm sảy, sau khi nôn mửa làm chân âm của tỳ vị bị tổn thương.

Bài Thu*c “Hoàng liên a giao thang”: lòng đỏ trứng gà (kê tử hoàng) 2 cái, hoàng liên 12g, hoàng cầm 8g, a giao 12g, bạch thược 8g, phối hợp với bài “Lục vị hoàn” có tác dụng: bổ thận âm để tráng thủy chế hỏa, an thần định chí. Trị chứng tâm phiền, chóng mặt, ù tai, mất ngủ. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày.

Cách dùng: Sắc Thu*c xong rót ra bát cho lòng đỏ trứng gà vào quấy đều, đậy lại, uống trước khi ăn, khi Thu*c còn ấm.

Ngoài ra, trứng gà còn nhiều tác dụng khác: Trị chứng phụ nữ có thai trong thời gian 3 tháng có hiện tượng đau bụng dưới động thai: lá ngải cứu tươi 20g, trứng gà 1 quả, cho 300ml nước nấu chín, ăn trứng uống với nước ngải cứu. Cách dùng: ngày ăn một lần, ăn liên tục 3 ngày thai sẽ yên.

Người bị kiết lỵ đại tiện phân như mũi, có lẫn máu. Trứng gà 1 quả, lá mơ tam thể (mơ lông) 20g. Thái nhỏ lá mơ cho vào bát đập trứng vào quấy tan, cho thêm một ít dầu ăn chưng lên, ăn ngày hai lần, ăn liên tục 5 ngày bệnh sẽ khỏi.

Lớp màng màu vàng bên trong mề gà: Đông y gọi kê nội kim có vị ngọt tính bình vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng điều hòa tỳ vị, làm tiêu hóa thức ăn nhanh. Trị chứng bụng trướng đầy ăn không tiêu, chứng phản vị (trào ngược) viêm đại tràng, tiểu tiện ra máu.

Bài Thu*c “Tư sinh thang” điều trị chứng phụ nữ bế kinh do mắc chứng lao trái, ăn ngủ kém, ho suyễn: kê nội kim 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 40g, huyền sâm 20g, ngưu bàng tử 12g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, trước khi ăn, khi Thu*c còn ấm.

TTND. BS. Nguyễn Xuân Hướng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/thay-lang-ke-chuyen-ga-n127144.html)

Chủ đề liên quan:

chữa bệnh từ thịt gà

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY