Khoa học hôm nay

Thây ma xé toạc vũ trụ bằng ngọn lửa nóng gấp 100.000 Mặt Trời

Các nhà thiên văn vừa ghi nhận được một trong những hiện tượng khủng khiếp nhất vũ trụ, khi một sao thây ma - sao neutron - phát ra ngọn lửa cực mạnh. Rất may, nó nằm trong thiên hà khác.

Hiện tượng đáng sợ được ghi nhận trong thiên hà Silver Coin (NGC 253), cách chúng ta 13 triệu năm ánh sáng, theo tờ Science Alert.

Tác giả chính - tiến sĩ alberto j.castro-tirado từ viện vật lý thiên văn andalusia ở tây ban nha cho hay ngôi sao neutron này nặng khoảng 2,3 lần khối lượng mặt trời nhưng có đường kính siêu nhỏ - chỉ khoảng... 20 km.

Sao từ - dạng thây ma nguy hiểm nhất trong mọi loại thây ma vũ trụ - ảnh: mark garlick

Sao neutron được cho là sản phẩm sau "2 lần ch*t" của một ngôi sao, hoạt động trong trạng thái "thây ma" và cũng hung dữ không kém các thây ma trong phim ảnh. nó mang một từ trường hết sức bạo lực, đủ thứ phá hoại mọi thứ xung quanh.

Ngôi sao neutron này được cho là một sao từ, là dạng sao neutron mạnh nhất, gấp 1.000 lần so với các ngôi sao neutron bình thường và gấp 4 triệu lần so với từ trường trái đất.

Sự kiện được gọi là GRB 2001415, được ghi lại bởi một công cụ tại Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để đo chính xác các dao động về độ sáng do từ trường tạo ra khi phun trào để hiểu về nó.

Đây là vụ bùng nổ khủng khiếp nhất của sao từ từng được ghi nhận trong lịch sử thiên văn, khiến các nhà khoa học gọi nó là "một con quái vật vũ trụ thực sự".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature.

Theo Thu Anh/Người lao động

Link bài gốc Lấy link

https://nld.com.vn/khoa-hoc/thay-ma-xe-toac-vu-tru-bang-ngon-lua-nong-gap-100000-mat-troi-20220111000717941.htm?fbclid=IwAR1LWTAAM9HS107yc1R_lX3gSOhLMmoCG6yZ_z0nyQGVb_Gt0dKHRGcdCGI

Theo Thu Anh/Người lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/-thay-ma-xe-toac-vu-tru-bang-ngon-lua-nong-gap-100-000-mat-troi/20220118054616462)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY