Đây là nguyên nhân thứ 3 gây mù sau đục thủy tinh thể và các bệnh đáy mắt. Tuy nhiên, đôi khi những triệu chứng nhức mắt, nặng mắt, mờ mắt... thoáng qua dễ bị bỏ sót trong khi đó nó có thể là những triệu chứng sớm của bệnh glôcôm.
Thuật ngữ “glôcôm” (dân gian thường gọi là bệnh hay cườm nước) được dùng để gọi một nhóm bệnh có những đặc điểm chung là nhãn áp tăng qua mức chịu đựng của mắt, lõm, teo đĩa thì thần kinh và tổn hại thị trường đặc hiệu.
Bệnh gây tổn hại các tế bào hạch võng mạc (một loại neuron thần kinh ở mắt). Các tế bào này không có khả năng tăng sinh, tái vậy. Do vậy, các tổn hại thị giác trong glôcôm không hồi phục được. Trong các bệnh gây mù lòa về mắt, bệnh glôcôm được xếp vào loại mù lòa không chữa được. Hiện nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh vẫn còn có nhiều điểm chưa rõ ràng nên không thể phòng ngừa mắc bệnh.
Dựa trên cơ sở bệnh căn thì glôcôm có thể chia thành glôcôm nguyên phát và glôcôm thứ phát. Glôcôm nguyên phát là hình thái glôcôm không kèm theo bệnh mắt hoặc bệnh toàn thân nào làm tăng trở lưu thủy dịch. Glôcôm thứ phát luôn kèm theo bệnh căn mắt hoặc bệnh toàn thân gây cản trở lưu thông thủy dịch.
Bệnh glôcôm nếu không được phát hiện và điều trị sẽ tiến triển qua các giai đoạn tiềm tàng, sơ phát, tiến triển, trầm trọng, gần mù và mù. Vì nguyên sinh bệnh chưa rõ ràng nên không thể phòng ngừa mắc bệnh glôcôm. Tuy nhiên, có thể phòng tránh được mù loà do glôcôm bằng cách phát hiện sớm, điều trị thích hợp và theo dõi thường xuyên.
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân mắc bệnh glôcôm khi nhập viện trong tình trạng muộn, thị lực thấp, nguy cơ mù lòa cao. Đặc biệt, có nhiều bệnh nhân đến điều trị nhưng không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và phác đồ điều trị nên kết quả điều trị không cao.
Bệnh glôcôm có nhiều thể bệnh và nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, triệu chứng biểu hiện bệnh cũng rất khác nhau tùy thể loại bệnh. Trong đó, glôcôm chủ yếu được chia làm 2 thể bệnh chính là glôcôm góc đóng và glôcôm góc mở. Phần đông các bệnh nhân bị glôcôm không có triệu chứng nào báo động.
Nguy hiểm hơn, ở giai đoạn sớm của 2 thể bệnh này, triệu chứng biểu hiện không rõ ràng và thường dễ bị bỏ qua như:
Nhức mắt, nặng mắt thoáng qua: Bệnh glôcôm xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm trong thời gian dài. Nhiều bệnh nhân không cảm thấy đau nhức mắt. Một số trường hợp đôi khi thấy mắt căng tức nhẹ thoáng qua hoặc nhức quanh hốc mắt.
Mờ mắt thoáng qua: Ở giai đoạn sớm, khi tình trạng nhãn áp tăng lên, bệnh nhân có thể nhìn mờ như sương mù hoặc nhìn nhòe trong một thời gian ngắn. Sau đó, khi áp lực mắt giảm xuống, bệnh nhân nhìn rõ trở lại. Triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh khác nhưng mờ mắt thoáng qua xảy ra cùng lúc với nhức mắt là dấu hiệu nghi ngờ rõ nhất của bệnh glôcôm.
Nhìn thấy hào quang: Khi nhãn áp trong mắt tăng, bệnh nhân đôi khi sẽ thấy quầng sáng xanh đỏ khi nhìn vào đèn. Tình trạng này có thể kéo dài cả buổi và lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian.
Nhức đầu: Nhức đầu là triệu chứng của rất nhiều bệnh. Trong đó, bệnh tăng huyết áp là bệnh thường hay nghĩ đến hơn là bệnh glôcôm.
Vì vậy, khi các triệu chứng nhức đầu kèm theo nhức mắt, mờ mắt thì cần phải đi khám thêm bác sĩ chuyên khoa mắt để kiểm tra có bệnh glôcôm kèm theo hay không.
Việc chẩn đoán bệnh glôcôm dựa vào các khám nghiệm thử thị lực, đo nhãn áp, soi đáy mắt, khám thị trường để phát hiện những tổn thương đặc hiệu của bệnh. Cần lưu ý các trường hợp có các triệu chứng đặc hiệu của glôcôm, bị lão thị sớm, tăng số kính lão nhanh. Lưu ý người bệnh có tăng huyết áp, đái tháo đường vì tỷ lệ glôcôm ở những người này khá cao.
Bệnh glôcôm là một cấp cứu nhãn khoa. Khi phát hiện mắc bệnh glôcôm cần được điều trị ngay bằng Thu*c tra mắt và uống Thu*c hạ nhãn áp, các Thu*c này phải được sử dụng theo chỉ định, theo dõi chặt chẽ của bác sĩ nhãn khoa.
Mục đích của việc điều trị glôcôm là ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh thị giác. Bệnh nhân khi mắc bệnh glôcôm nhất thiết phải đi khám định kỳ, được các bác sĩ nhãn khoa tư vấn, theo dõi thường xuyên theo một quy trình chặt chẽ nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tổn hại về thực thể và chức năng thị giác.
Khi có một hay cùng một lúc xuất hiện các triệu chứng trên, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để kiểm tra, chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ cho đo thị lực, nhãn áp, khám thần kinh thị giác, soi góc tiền phòng và cho làm các chẩn đoán hình ảnh như đo thị trường, chụp hình ảnh đánh giá lớp sợi thần kinh... để xác định bạn có những tổn thương do glôcôm hay không.
Những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh nêu trên cũng cần đi khám mắt định kỳ mỗi năm 1 lần để được phát hiện sớm bệnh glôcôm.
Ngoài ra, bệnh glôcôm có yếu tố di truyền nên người bệnh và những người ruột thịt của bệnh nhân cần có kiến thức để phát hiện bệnh glôcôm sớm và đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để có phương pháp điều trị kịp thời. Do bệnh gây giảm thị lực vĩnh viễn, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm (khi thần kinh thị giác chưa bị tổn thương nhiều) sẽ giúp bệnh nhân bảo tồn được thị lực tốt hơn.
- Những người ruột thịt của bệnh nhân glôcôm.
- Người có tiền sử dùng steroid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân).
- Những bệnh nhân có bệnh toàn thân như: đái tháo đường, tăng huyết áp…
- Những người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ, tiền phòng nông hoặc những người dễ xúc cảm, hay lo âu là cơ địa thuận lợi để xuất hiện cơn glôcôm.
Chủ đề liên quan:
thiên đầu thống