Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Hạ huyết áp bằng câu đằng Y học cổ truyền

Câu đằng là thân cành non mang gai móc câu phơi khô của cây câu đằng, có tác dụng trấn kinh, giãn mạch, hạ huyết áp.
Câu đằng là thân cành non mang gai móc câu phơi khô của cây câu đằng, có tác dụng trấn kinh, giãn mạch, hạ huyết áp">hạ huyết áp.

Câu đằng vị ngọt, tính hàn; vào kinh can và tâm bào, câu đằng có tác dụng thanh nhiệt, bình can tức phong, chỉ kinh. Dùng cho các trường hợp sốt cao co giật, đau đầu ù tai, hoa mắt chóng mặt, đau mắt đỏ, thiên đầu thống, tăng huyết áp, viêm gan cấp tính... Liều dùng: 12 - 24g. Không sắc hãm lâu. Dưới đây là một số tác dụng trị bệnh của câu đằng.

Trị sốt cao, co giật:

Chè Thu*c câu đằng: câu đằng 16g, thiên ma 12g, tê giác 4g, cam thảo 4g, bọ cạp 6g, mộc hương 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

Câu đằng 20-30g, thạch cao 8-30g, bạch phụ tử 12-20g, xác ve sầu 4-8g, bọ cạp 12-20g, rết 5 con, hoàng cầm 12g, lá dâu 20g, thiên nam tinh 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Câu đằng, xuyên khung, đương quy mỗi vị 3g; sài hồ, cam thảo mỗi vị 2g; bạch truật, phục linh mỗi vị 4g. Các vị tán bột, chia uống 4 lần trong ngày. Bài này dùng cho trẻ nhỏ sốt cao co giật, sốt nóng sốt rét, đau quặn bụng gồng cứng, nghiến răng cắn chặt miệng, bụng trướng nôn mửa.

Trị đau đầu, vật vã do can bốc lên và đau đầu do tăng huyết áp:

Câu đằng 16g; kim ngân hoa, cúc hoa, giun đất mỗi vị 2g; bạc hà 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Câu đằng, lá dâu, cúc hoa mỗi vị 12g; hạ khô thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị đau váng đầu do phong nhiệt: câu đằng, cúc hoa, trần bì mỗi vị 12g; thạch cao 20g; mạch môn 8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Một số món ăn Thu*c có câu đằng:

Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 10g, câu đằng 15g, thảo quyết minh 30g. Sắc lấy nước, cho thêm 15g đường phèn khuấy đều chia 2 lần uống trong ngày. Món này tốt cho người bị chứng huyễn vựng (hội chứng tiền đình ốc tai), bệnh thoái hóa đốt sống cổ liên quan đến bệnh tăng huyết áp, thiểu năng động mạch đốt sống thân nền, vữa xơ động mạch não, thiếu máu, trẻ con sốt cao co giật.

Thiên ma câu đằng chi tử ẩm: thiên ma 10g, câu đằng 30g, chi tử 6g. Sắc lấy nước, cho thêm 15g đường phèn khuấy đều, chia 2 lần uống trong ngày. Món này tốt cho người bệnh tai biến mạch máu não gây liệt nửa người, nói khó, đau đầu chóng mặt, rối loạn xúc cảm, cáu gắt giận dỗi (trúng phong kinh lạc).

Câu đằng đản hoàng thang: câu đằng 6g, thạch quyết minh 15g, sinh địa 12g, cam thảo sao 2g, phục thần 12g, mẫu lệ sống 12g, a giao 6g, trứng gà 2 quả. Sắc các vị Thu*c trong 1 giờ lấy nước gạn bỏ bã; cho a giao nướng vào khuấy cho tan, tiếp tục đập trứng gà vào và đun sôi đều, để nguội ăn. Món này thích hợp cho người mắc rối loạn xúc cảm kích ứng trầm uất, liên quan các rối loạn cơ năng tử cung buồng trứng ở phụ nữ.

Kiêng kỵ: Người không có phong nhiệt và thực nhiệt cấm uống.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ha-huyet-ap-bang-cau-dang-y-hoc-co-truyen-15116.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, cây hoa hòe vừa là cây cảnh, vừa là cây làm Thuốc rất phổ biến ở nước ta. Hoa hòe có tính thanh nhiệt, cầm máu và an thần nhẹ.
  • Chôm chôm ngoài hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên còn được dùng làm Thu*c chữa nhiều bệnh.
  • Không chỉ là thực phẩm thông dụng, những món ăn từ thịt hến còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát, trừ phiền nhiệt, lợi tiểu,…
  • Xuyên khung là thân rễ khô của cây xuyên khung (Ligusticum wallichii Franch.). Xuyên khung chứa tinh dầu, dầu béo...
  • Vitamin D có nhiều ích lợi cho cơ thể, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy nó không có tác dụng gì nhiều trong việc tăng hay giảm huyết áp.
  • Cần tây mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nên có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là chứng huyết áp cao
  • Dâm bụt, các tỉnh miền Nam gọi là bông bụp, nói ở đây là dâm bụt ta, một loại cây khiêm nhường, thường chỉ được trồng làm hàng rào.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Glaucoma (trong dân gian còn gọi là cườm nước ở miền Nam hoặc thiên đầu thống ở miền Bắc) là một bệnh ở mắt có thể gây giảm và mất thị lực
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY