Ngồi thu mình một góc trong buổi gặp mặt bệnh nhân bỏng ngày 4/1, dung trầm ngâm nhìn mọi người nói chuyện. thỉnh thoảng, điện thoại rung lên, cô chậm rãi dùng ngón tay "mổ cò" từng chữ để trả lời tin nhắn, xác nhận đơn hàng mới. từ ngày sức khỏe ổn định, cô bán hàng qua mạng để trang trải cuộc sống và nuôi hai con ăn học.
"Thời gian là liều Thu*c hiệu nghiệm nhất chữa lành vết thương trong trái tim. Mình dần nhận ra đau khổ không lấy lại sức khỏe hay ngoại hình. Giờ chỉ cần cuộc sống bình yên thì mình cũng cảm thấy ổn", Dung chia sẻ.
Hít một hơi thật sâu, Dung kể lại bi kịch ngày mùng 2 Tết bốn năm trước. Cô gái 22 tuổi bị chồng tưới xăng, châm lửa đốt, huỷ hoại nhan sắc, thương tật vĩnh viễn 85%. Đôi tai phải cắt bỏ, không thể can thiệp thẩm mỹ. Giờ cô phải sử dụng nút tai giữ dây đeo nếu muốn đeo khẩu trang. Đến nay, Dung đã trải qua 17 ca phẫu thuật, tay đã bớt co quắp, có thể gập ngón tay và cầm nắm dễ dàng hơn.
Dung khoe có thể kiếm sống nhờ bán hàng qua mạng. Hàng ngày, cô đăng các sản phẩm lên mạng và chốt đơn. Đến chiều, cô tự đi giao hàng với những đơn gần để kiếm thêm thu nhập, còn xa thì gửi các dịch vụ chuyển phát.
"Thêm một đơn hàng là mừng", cô nói và cho biết trung bình mỗi tháng kiếm được 6 đến 7 triệu đồng để trang trải cuộc sống và đóng tiền học cho hai con.
"Tuy không kiếm được nhiều tiền như trước nhưng thời gian linh động cho việc điều trị và chăm sóc các con", Dung nói, hai mắt đỏ hoe, nước mặt chực rớt.
Năm nay, Dung có ca đại phẫu mặt để giảm các vết co kéo trên mặt. Những vết bỏng trên người thỉnh thoảng vẫn đau, nhức và khô. Bốn năm sau bi kịch, Dung không còn ngại ngần khi ra đường, cũng không còn tủi thân khi bị hỏi "vì sao bỏng", "vết bỏng còn đau không",...chỉ ước các con có tương lai tốt hơn mình.
Nguyễn thùy dung, 26 tuổi phải trải qua 17 cuộc phẫu thuật sau khi bị chồng tẩm xăng thiêu đốt. ảnh: thùy an
Khác với Thùy Dung, cuộc gặp gỡ mọi người ở Hà Nội là lần đầu tiên mà Tô Thị Hoa ra khỏi nhà sau 6 tháng điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Giọng chùng xuống, hai tay nắm chặt, Hoa bẽn lẽn nhắc lại ký ức bị chồng tẩm xăng, thương tật 49%. Người phụ nữ 29 tuổi bị bỏng vùng rốn, ngực, bụng, cằm, cổ và một ít ở mặt. Hiện cô vẫn phải đeo băng áp lực để các vết thương không bị co kéo và vận động mỗi ngày để phục hồi vết thương.
Hoa kể, thỉnh thoảng ngủ vẫn choàng tỉnh vì ác mộng. "Nỗi đau bỏng rát từng thớ thịt, thở gấp, càng lúc càng đau. Phần da bị cháy co kéo như đốt túi ni lông, đen kịt lại", Hoa kể lại.
Thời gian đầu điều trị, Hoa vô tư nghĩ chỉ cần ra viện là khỏi, không nghĩ sẹo bỏng theo mình suốt cuộc đời. Hai con ban đầu còn không nhận ra mẹ, càng khiến Hoa chán nản, trầm cảm, nhốt mình trong phòng. Chỉ khi có lịch tái khám, cô mới ra đường, mặc kín để không ai nhận ra.
Trò chuyện cùng mọi người khoảng 30 phút, Hoa mới cởi bỏ khẩu trang và nở nụ cười bẽn lẽn. Được mọi người động viên, cô tự nhủ, quá khứ chẳng quay về nữa, phải tìm động lực để sống tiếp, sống tốt hơn. Đây cũng là cơ hội để cô gặp gỡ và thoát khỏi bóng đen tự ti của chính mình.
"Kỳ thị cũng không đáng sợ, chỉ sợ không có tiền để phẫu thuật và nuôi con", Hoa nói.
Ngoài chị Hoa, chị Dung, buổi gặp gỡ còn có những nạn nhân bị tạt axit, có người bỏng sinh hoạt, bị chồng bạo hành. Song khi gặp nhau, bỏ lại khó khăn, họ thoải mái chia sẻ dự định mới, kế hoạch mới, cùng chụp ảnh làm kỷ niệm.
Tô thị hoa, 29 tuổi là nạn nhân bỏng nặng, đang cố gắng gượng dậy sau khi bị chồng tẩm xăng đốt. ảnh: thùy an
Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Minh, khoa hồi sức Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, cho biết trong điều trị bỏng, tâm lý chiếm đến 50% thành công điều trị. Bởi sau điều trị, người bệnh còn cả hành trình dài để phục hồi chức năng, giảm tình trạng co kéo.
"Đấy mới là chuỗi ngày khó khăn thật sự khi họ vừa điều trị vừa vực dậy tinh thần để vượt qua nỗi tự ti và sống một cuộc đời mới", bác sĩ Minh nhấn mạnh.
Theo bác sĩ minh, di chứng bỏng để lại tùy thuộc từng bệnh nhân nhưng vẫn là ám ảnh theo họ suốt đời. hơn 10 năm làm bác sĩ, mong ước lớn nhất của anh là xây dựng được câu lạc bộ dành cho bệnh nhân bỏng, tạo môi trường giúp họ trao đổi, nói chuyện, xóa bỏ tự ti. khi đó, mọi người chia sẻ kinh nghiệm tập luyện, sơ cứu bỏng đúng cách. các bác sĩ có cơ hội gặp lại bệnh nhân từng điều trị, chứng kiến sự hồi phục và có thêm niềm tin vào công việc của mình. ngoài ra, bệnh nhân bỏng có thể giúp đỡ, kêu gọi từ thiện và động viên những người bệnh khác hòa nhập với cộng đồng.
Với chị dung, cộng đồng bệnh nhân bỏng giúp chị tự tin, có thể bỏ khẩu trang để thoải mái nói chuyện . chị học được cách chăm sóc da khi trời lạnh, giảm đau nhức và có thêm nhiều khách hàng mới, có thêm tiền nuôi con.
Chị Hoa cũng học được cách bằng lòng với hiện tại bởi với chị bây giờ "hai con là động lực duy nhất để sống".
Chủ đề liên quan:
bệnh nhân bỏng Câu chuyện sức khỏe chân dung đốt xăng phục hồi sau bỏng tẩm xăng tạt axit