Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Thói quen ăn uống vào mùa hè khiến cơ thể nhiễm giun sán

Vào mùa hè nắng nóng các loại đồ ăn tái sống, tiết canh, uống nước ép rau củ... dễ ăn mang đến sự mát mẻ trong cơ thể. Tuy nhiên, đó chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc gia tăng nhiễm giun sán.

Ăn thịt tái, sống

Thói quen ăn uống vào mùa hè khiến cơ thể nhiễm giun sán

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

TS Từ Ngữ - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh nhận định, vào mùa hè, nhiều người có thói quen ngồi nhậu lai rai. Những món như nem chua, nem chạo... rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, chúng có thể khiến bạn nạp cả búi sán vào người.

Thịt chưa được nấu chín kỹ nói chung đều có nguy cơ nhiễm sán rất cao. nguyên nhân bởi, ký sinh trùng như giun sán có thể tồn tại trong thức ăn nấu chưa chín như thịt bò, thịt lợn, cá, cua, ếch...

Ăn rau sống

Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh tiếp nhận 172 ca bệnh áp xe gan do sán lá gan lớn. Tất cả ca bệnh đều có thói quen ăn rau sống.

Có thể nói, những loại rau sống ăn kèm thịt cá... vào mùa hè rất ngon miệng, mát lành nhưng cũng dễ khiến cơ thể nhiễm giun sán.

Theo ts từ ngữ, các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip… trú ngụ rất nhiều trong những loại rau sống như rau ngổ, mùi ta, mùi tàu… chưa kể, rau sống còn là môi trường chứa lượng lớn các loại trứng, ấu trùng giun sán như giun móc, giun đũa, sán lá gan...

Uống nước ép rau củ

Vào mùa hè, nhiều chị em có xu hướng làm đồ uống detox hay còn gọi là nước thanh lọc cơ thể. Những món nước này cung cấp vitamin, khoáng chất cho đẹp da, giảm mỡ. Mùa hè nóng bức là thời điểm rất hợp lý để làm nước detox từ rau củ quả tươi vì còn giúp giải nhiệt cơ thể.

Tuy nhiên, theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP Hồ Chí Minh, rau tươi có chứa rất nhiều loại ký sinh trùng như giun kim, giun tóc, giun móc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ... Nhất là các loại rau trồng gần khu vực có nguồn nước, đất bị ô nhiễm.

Thêm nữa, các loại giun sán hoặc trứng của chúng và các loại ký sinh trùng có trong rau củ quả thường có kích thước rất nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường. do đó, nếu như bạn sơ chế không sạch sẽ, nguồn thực phẩm kém chất lượng, giun sán dễ xâm nhập vào cơ thể khi bạn uống nước ép hoặc ăn sống.

Đối với các loại củ quả, tỷ lệ nhiễm giun sán hoặc các ký sinh khác là có nhưng không cao so với rau xanh. vì các loại củ quả có lớp vỏ bảo vệ, khi gọt vỏ chúng ta chỉ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tay, các dụng cụ sơ chế và chế biến.

Ăn tiết canh

Thói quen ăn uống vào mùa hè khiến cơ thể nhiễm giun sán

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Vào mùa hè nóng nực, nhiều người hay rủ nhau đi ăn tiết canh cho mát. nó cũng là món ăn khoái khẩu đối với người việt từ rất lâu đời. tuy nhiên, bs nguyễn trung cấp (phó giám đốc bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương) cho biết, tiết canh chứa rất nhiều mầm bệnh, làm tăng nguy cơ nhiễm giun sán cũng như bệnh đường tiêu hóa, viêm não...

Chuyên gia nhấn mạnh, tiết canh không phải là thực phẩm giải nhiệt như nhiều người nghĩ. ăn tiết canh thấy mát không đồng nghĩa với việc món này giúp giải nhiệt cơ thể vào mùa hè. tất cả những loại tiết canh như tiết canh lợn, dê, vịt... thực chất đều là máu sống, tiềm ẩn nhiều mầm bệnh. nhiều người cho rằng ăn tiết canh nhà nuôi, tự làm nên không bị nhiễm sán thì quá sai lầm. trong thực tế, bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhiễm các loại ký sinh trùng có tổn thương ở não.

Cách phòng bệnh giun sán

Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em và người lớn. Sử dụng các loại thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ.

Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Giữ vệ sinh cá nhân như: cắt móng tay, móng chân ngắn, sạch.

Thực hiện ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa sạch ngâm nước muối trước khi ăn.

Đi giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất ẩm.

Vệ sinh môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, thoáng mát

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/thoi-quen-an-uong-vao-mua-he-khien-co-the-nhiem-giun-san-72575.html

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thoi-quen-an-uong-vao-mua-he-khien-co-the-nhiem-giun-san/20230607093110115)

Chủ đề liên quan:

giun sán món tái rau sống tiết canh

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tôi 32 tuổi, 63kg, cao 175, sức khoẻ bình thường, thời gian gần đây thấy bị triệu chứng nổi mề đay ở da và dưới háng như sâu đốt.
  • Rau sống thường là các loại rau thơm gia vị như: xà lách, rau muống, cải xanh, rau đắng, cải cúc, rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế…).
  • Hiện nay tỷ lệ nhiễm giun ở cộng đồng dân cư đối với các nước đang phát triển tương đối cao, trong đó có Việt Nam.
  • Do quy trình chăn nuôi và giết mổ gia súc cũng như vận chuyển và bảo quản thịt ở nước ta chưa đảm bảo vệ sinh. Do vậy, dùng thịt bò sống hay tái có thể lây nhiễm một số bệnh
  • Mới đây, tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã ghi nhận 2 trường hợp Tu vong vì nhiễm khuẩn liên cầu lợn. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ Tu vong rất cao. Mặc dù được nhiều chuyên gia y tế cảnh báo, nhưng thói quen của nhiều người vẫn chưa thể từ bỏ được tiết canh. Một vài minh
  • Không cấp tính như nhiều bệnh truyền nhiễm khác nên những bệnh như giun chỉ bạch huyết và giun sán ký sinh… dường như đang bị lãng quên.
  • Biểu hiện lâm sàng của người khi mắc bệnh liên cầu lợn là: sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, giảm sức nghe, cứng gáy…
  • Bác sĩ khuyến cáo, những người có thói quen ăn tiết canh, nem... có biểu hiện đau đầu, giảm trí nhớ, động kinh, có u dưới da nên đi khám chuyên khoa
  • Nhiều loại thức ăn như tiết động vật, gỏi cá, nem chua, nem chạo, rau sống, các món tái, lẩu… nếu đảm bảo là thực phẩm sạch (không nhiễm vi khuẩn, virut gây bệnh, ký sinh trùng, dư lượng Thu*c bảo vệ thực vật
  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY