Sóng điện thoại ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của trẻ
Ngày nay, việc dùng điện thoại phổ biến đến mức, các sản phụ ngay khi sinh con đã vội cầm điện thoại để “check in”, thông báo tin vui đến gia đình, họ hàng, bạn bè
Nhưng họ không hề biết rằng việc dùng điện thoại ngay khi em bé đang nằm bên cạnh có tác hại khủng khiếp như thế nào.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bức xạ điện thoại làm chậm tới 40% khả năng phát triển của não bộ. đặc biệt trong những tháng đầu đời, khi cơ thể trẻ sơ sinh còn rất yếu và đang từng bước làm quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ, thì bức xạ điện thoại càng gây hại nhiều hơn.
Việc để trẻ sơ sinh liên tục tiếp xúc với sóng điện thoại trong phạm vi gần khiến trẻ kém thông minh, khó ngủ, quấy khóc nhiều hơn.
Mẹ dùng điện thoại gần trẻ sơ sinh, con chậm phát triển
Mặc dù chưa có một kết luận chính thức về tác hại của sóng điện thoại và bức xạ điện thoại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ nào tới cơ thể người.
Nhưng các chuyên gia đều khẳng định, bức xạ điện thoại khiến trẻ chậm phát triển. nghe điện thoại cạnh trẻ sơ sinh cũng làm tăng lượng bức xạ. đặc biệt, nếu mẹ sạc điện thoại ở gần nơi bé nằm, thì bức xạ cao gấp 1000 lần bình thường. đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ thường quấy khóc và chậm lớn.
Bức xạ điện thoại giảm khả năng học hỏi
Tiến sĩ devra davis, người có chuyên môn về nghiên cứu sự nguy hiểm của sóng điện thoại cho biết: "điện thoại di động là máy phát vi sóng hai chiều. nhưng các nhà sản xuất di động đã không sử dụng cụm từ 'vi sóng' mà thay bằng 'năng lượng tần số vô tuyến' tạo cảm giác vô hại hơn. người dùng không biết rằng họ đang đặt một chiếc lò vi sóng hai chiều hoạt động hết công suất bên cạnh não bộ và cơ quan sinh sản".
Tiến sĩ Davis sau khi thử nghiệm trên động vật đã đưa ra cảnh báo. Bức xạ từ điện thoại di động có thể làm thay đổi DNA, khả năng tuần hoàn não, tổn thương dây cột sống, ảnh hưởng đến khả năng học hỏi.
Đặc biệt, trẻ em có hộp sọ mỏng sẽ não bộ của chúng dễ bị tổn thương hơn so với người lớn.
Ảnh hưởng đến thị lực của trẻ
Mắt trẻ nhỏ rất yếu, nên không thể chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Khi cầm điện thoại bé thường xuyên nhìn vào màn hình. Việc này có thể khiến mắt con bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến trẻ suy giảm thị lực và gây ra nhiều bệnh về mắt.
Ý kiến chuyên gia
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa dịch vụ 1,Bệnh việnNhi Đồng 2, TP HCM cho biết, không giống như khói thuốc lá, từ trường của điện thoại di động là vô hình, không màu sắc, không mùi vị, chúng âm thầm xâm nhập cơ thể và có thể gây ảnh hưởng xấu. Đối với trẻ nhỏ, xương sọ và não rất mỏng manh, các tế bào não đang trong giai đoạn phát triển, tác động của điện thoại di động càng lớn.
Cha mẹ không nên cho trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng, thậm chí là cầm điện thoại đối với trẻ nhỏ. Nên lưu ý ở những nơi có các công trình kiến trúc, sóng tín hiệu thường rất kém, công suất bức xạ của di động sẽ theo đó tăng lên. Nếu nghe hoặc gọi điện thoại khi đang sạc pin, điện áp cao hơn nhiều lần so với thông thường, bức xạ cũng cao gấp mười lần thông thường. Khi điện thoại di động hết pin thì bức xạ cao gấp 1.000 lần.
Càng tiếp xúc với điện thoại từ nhỏ sẽ làm tăng nguy cơung thư nãogấp bốn, năm lần so với người không sử dụng.
Theo Khỏe và Đẹp
Link bài gốc Lấy link
http://www.khoevadep.com.vn/thoi-quen-qua-nua-cha-me-viet-mac-khien-con-doi-mat-voi-ung-thu-nao-search/?id=147223Theo Khỏe và Đẹp
Chủ đề liên quan:
bức xạ điện thoại sóng điện thoại thị lực của trẻ thói quen gây ung thư não ung thư não