Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Những bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em và cách nhận biết

(MangYTe) - Ung thư thường gặp ở người trung tuổi trở lên, tuy nhiên, có một số bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em. Đa số loại ung thư ở trẻ em là ung thư bạch cầu, ung thư hạch, ung thư não, vv… Khác với người lớn, ung thư ở trẻ em có thể hình thành từ các tế bào non thời kỳ phôi thai.
Ung thư ở trẻ em thường bắt đầu ở hệ thống thần kinh, não, xương, cơ, thận và đôi khi cả máu. Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể mắc các bệnh ung thư như người lớn. Trẻ sẽ có cơ hội được cứu sống tốt hơn nếu phát hiện sớm ung thư.

Theo GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, khoảng 50% bệnh nhi ung thư mắc ung thư máu và ung thư hạch. Số còn lại gồm các loại bướu đặc. Khác hẳn người lớn, bướu mọc từ các tế bào non thời kỳ thai phôi gọi là bướu nguyên bào ở trẻ từ 0-5 tuổi, nằm ở thận, mắt, ở gan, buồng trứng và tinh hoàn. Các bướu não gặp ở trẻ em bất kể tuổi nào.

Dưới đây là những bệnh ung thư thường gặp nhất ở trẻ em và cách phát hiện sớm:

1. Bệnh bạch cầu

Đây là loại ung thư thường gặp nhất ở trẻ em, còn gọi là ung thư máu. Nguyên nhân là do tủy xương sản sinh các bạch cầu bất thường, chúng không thực hiện đúng chức năng bình thường của tế bào bạch cầu, và ngày càng lấn chiếm các tế bào bạch cầu lành khác khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng.

Triệu chứng nhận biết: Cha mẹ hãy chú ý khi con bị sốt dai dẳng, dễ bầm tím, mệt mỏi, làn da nhợt nhạt, sụt cân, dễ chảy máu và bầm tím, đau xương khớp, vv… và đưa con đi khám ngay khi có những triệu chứng này.

2. Ung thư hạch (u lymphô)

Loại ung thư này phát sinh từ hệ miễn dịch (hệ lymphô). Nhiều tế bào lymphô bất thường sản sinh lan tràn khắp cơ thể đe dọa tính mạng.

Các triệu chứng gồm: hạch to không đau ở cổ, nách, bẹn, sụt cân không lý do; nóng sốt; đổ mồ hôi đêm; ho khó thở đau ngực; mệt mỏi, đau và đầy bụng.

3. U não

Bệnh u não là loại u đặc hay gặp nhất và là loại u thường gặp ở trẻ em, chỉ đứng hàng thứ hai sau bệnh ung thư máu. Các bậc phụ huynh chớ coi thường khi thấy con thường xuyên bị nhức đầu, nôn mửa, thay đổi tính tình, có vấn đề về tầm nhìn hoặc ngôn ngữ. Hãy đưa con đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

4. Bướu Wilms (ung thư thận)

Bướu Wilms, còn gọi là Bướu nguyên bào thận, là một trong những ung thư thường gặp nhất ở trẻ em. Bướu thường gặp ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi, là ung thư thận thường gặp nhất ở độ tuổi này.

Dấu hiệu cha mẹ cần chú ý: trẻ đau bụng hoặc bụng to, bác sĩ khám có thể thấy bướu ở bụng. Thông thường bướu Wilms được phát hiện khi cha mẹ thấy trẻ đau bụng hoặc bụng to, hoặc bác sĩ khám thấy bướu ở bụng. Trẻ có thể bị nóng sốt, tiểu ra máu…

Với trẻ, tiến triển của bệnh ung thư khá phức tạp do khối u thay đổi dựa theo tốc độ phát triển của bé. Ngoài việc thẩm định tình trạng thể chất, trẻ còn cần được làm xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu, chụp CT hoặc chụp X-quang, lấy mô khối u để khám nghiệm bằng kính hiển vi (chẩn đoán bệnh lý học).

Một số trẻ cần phải làm sinh thiết tủy xương. Việc xét nghiệm chẩn đoán ban đầu có tính chất sống còn trong việc điều trị hiệu quả các bệnh ung thư nhi nhằm chọn đúng phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hay tiến hành ghép tủy. Nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm, trẻ có nhiều cơ hội được cứu sống hơn.

Nguồn: Bệnh viện Thu Cúc

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/ung-thu/nhung-benh-ung-thu-thuong-gap-o-tre-em-va-cach-nhan-biet-20180528141758597.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Sức khoẻ răng miệng không chỉ giới hạn ở răng. Bệnh đau và sưng tấy có thể phát triển trong và xung quanh miệng.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY