Thông tin y học tiếng Việt hôm nay

Thông tin y học tiếng Việt

Thông khí nhân tạo với thể tích lưu thông tăng dần

Mục đích của phương thức thông khí nhân tạo Vt tăng dần nhằm hạn chế tình trạng xẹp phế nang do hiện tượng giảm thông khí phế năng gây ra.

Đại cương

Thông khí nhân tạo với thể tích lưu thông (Vt) tăng dần là phương thức thông khí có sự tăng thể tích khí lưu thông trong từng giai đoạn thích hợp đến một giới hạn cho phép.

Mục đích của phương thức thông khí nhân tạo Vt tăng dần nhằm hạn chế tình trạng xẹp phế nang do hiện tượng giảm thông khí phế năng gây ra.

Chỉ định

Bệnh nhân có tình trạng liệt cơ hô hấp do:

Chấn thương tuỷ cổ gấy liệt cơ hô hấp.

Nhược cơ nặng.

Viêm tuỷ lan lên.

Hội chứng Guillain-barrres.

Porphyri cấp.

Ngộ độc Thu*c ngủ, an thần.

Rắn hổ cắn gây liệt cơ hô hấp.

Chống chỉ định

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Cơn hen phế quản nặng.

Suy hô hấp cấp tiến triển(ARDS).

Tắc đờm, tắc phế quản do dị vật...

Các tác dụng phụ của Vt tăng dần

Chấn thương phổi do phế nang bị căng quá mức: Tràn khí màng phổi, trần khí trung thất...

Tăng thông khí: Tỷ lệ thuận với Vt cài đặt (bình thường thông khí phút 8-10lít/phút).

V= Vt x F

Auto PEEP (PEEP nội sinh): Bình thường khi kết thúc thì thở ra (áp lực phế nang bằng áp lực khí quyển) thì Vt hoàn toàn ra hết. Trong TKNT với Vt cao, thể tích khí đưa vào phổi quá lớn có thể gây căng phổi quá mức, cuối kỳ thở ra trong phổi vẫn còn lại một thể tích cặn và luôn có dòng khí thở ra khi thì thở ra đã hết và thì thở vào bắt đầu làm cho áp lực phế nang dương hơn áp lực bên ngoài, đó chính là Auto PEEP.

Auto PEEP phụ thuộc vào Vt, f, thời gian thở ra trong một chu kỳ hô hấp, sự tắc nghẽn đường thở.

Auto PEEP làm tăng PkP, Pplat, MAP cũng làm ảnh hưởng đến huyết động (giảm tuần hoàn trở về tim, chèn ép cơ học vùng tim, tăng sức cản mạch phổi, giảm cung lượng tim và cuối cùng gây hạ HA).

Nhiễm khuẩn hô hấp: là biến chứng hay gặp trong TKNT nói chung.

Các bước tiến hành

Chọn mode thở: CMV với các thông số: Vt = 10ml/kg.

Tần số = 16; FiO2 = 30 - 40 %; I/E = 1/2.

Chụp Xquang phổi, XN khí máu.

Ghi chép các thông số: áp lực đỉnh (PkP), áp lực cao nguyên (Pplat), HA, mạch, SpO2...

Nếu khí máu bình thường hoặc PaCO2 tăng thì ta có thể tiến hành tăng Vt lên, mỗi lần tằng 1ml/kg, khoảng cách giữa các lần tăng 24 giờ. Sau mỗi lần tăng Vt, cần kiểm tra phổi và XN khí máu xem có tình trạng tăng thông khí không. Nếu có tình trạng tăng thông khí (khi Vt > 13 ml/kg) thì phải giảm tần số xuống để đẩm bảo thông khí phút, tránh tình trạng tăng thông khí.

Trong một số trường hợp, Vt có thể tăng đến 15ml/kg.

Kiểm tra áp lực đường thở sau mỗi lần tăng: Nếu PkP > 35 cmH2O thì không được tăng Vt lên nữa vì dễ gây chấn thương phổi do áp lực.

Theo dõi và xử lý các tai biến

Theo dõi:

SpO2 luôn > 92%.

Khí máu: 12 - 24 giờ/lần.

Xquang phổi.

Chức năng sống: Mạch, HA, điện tim...

Xử trí tai biến:

Tăng thông khí: giảm tần số thở hoặc Vt.

Tràn khí màng phổi: Giảm Vt xuống, dẫn lưu khí.

Auto PEEP: Giảm Vt, hoặc giảm thời gian thở vao và kéo dài thời gian thở ra (I/E = 1/3).

Tắc đờm: phải soi hút phế quản.

Nhiễm khuẩn phổi: cấy tìm vi khuẩn để dùng kháng sinh thích hợp.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/vietnam/thong-khi-nhan-tao-voi-the-tich-luu-thong-tang-dan/)

Chủ đề liên quan:

thông khí nhân tạo

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY