Hồi sức cấp cứu toàn tập hôm nay

Thông khí nhân tạo với BIPAP

Nếu người bệnh không thở tự nhiên có thể thông khí nhân tạo xâm nhập với phương thức BIPAP để Vt = .10ml/kg. PEEP 5 cm nước.

Mục đích

BIPAP (còn gọi là airway pressure release ventilation) là một loại thông khí hỗ trợ một phần cho hô hấp tự nhiên của ngưòi bệnh với áp lực dương liên tục ở đường dẫn khí (CPAP) khác nhau (P cao và p thấp) nhằm:

Giảm áp lực trung bình và áp lực đỉnh trong đường dẫn khí, giảm bớt biến chứng tăng áp lực và căng lồng ngực cho người bệnh.

Giảm sức cản dòng thở ra và giảm công hô hấp cho người bệnh nhưng vẫn làm tốt việc oxy hoá máu và tránh xẹp phổi.

Chỉ định

Sau phẫu thuật tim phổi.

Sau gây mê phẫu thuật.

Mức độ nhẹ của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn (COPD) hay cai thở máy cho người bệnh COPD, suy hô hấp cấp tiến triển, tổn thương phổi cấp.

Suy tim.

Hội chứng cơn ngừng thở khi ngủ (sleep apnea).

Cai thở máy.

Chống chỉ định

Suy hô hấp nặng có thể liệt cơ hô hấp.

Giai đoạn nặng của suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS).

Đợt cấp COPD do  nhiễm khuẩn, tắc đờm.

Chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa

Một thầy Thu*c chuyên khoa hồi sức cấp cứu.

Một kỹ thuật viên chăm sóc hô hấp.

Phương tiện

Máy hô hấp nhân tạo có các phương thức control, assist, control, như: EVITAII, BIPAP Quantum PSV, BIPAP Vision.

Người bệnh

Được giải thích và hướng dẫn.

Nơi thực hiện

Đơn vị hồi sức cấp cứu hoặc chăm sóc ỏ nhà.

Các bước tiến hành

Có thể thực hiện BIPAP trên

Thông khí nhân tạo xâm nhập hay không xâm nhập.

Thở tự nhiên qua mask.

Các thông số

P cao (IPAP): 10 - 12cm nước, đến 20cm nước.

P thấp (EPAP): 2 cm nước đến 5 cm nước.

Thời gian thở ra 1,5 giây.

Tần số đủ để duy trì PaC02 bình thường.

Fi02 đủ để duy trì Sa02 trên 92%.

Áp lực đỉnh đường dẫn khí trong BIPAP 14 đến 2 mmHg.

Nếu người bệnh không thở tự nhiên có thể thông khí nhân tạo xâm nhập với phương thức BIPAP để Vt = .10ml/kg. PEEP 5 cm nước.

Theo dõi và xử trí tai biến

Đo áp lực các khí trong máu 12 - 24 giờ/lần.

Sp02 phải luôn trên 92%.

Chức năng sống: mạch, huyết áp, nhiệt độ, điện tim, chụp phổi kiêm tra.

Tăng PaC02 do tắc đờm, tăng sức cản đường dẫn khí, người bệnh sẽ tím, mạch nhanh, truỵ mạch, vã mồ hôi. P02 giảm, rối loạn ý thức: Chuyển sang thông khí nhân tạo điều khiển.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/hscctt/thong-khi-nhan-tao-voi-bipap/)

Tin cùng nội dung

  • Tương lai của việc điều trị chứng vô sinh ở nam giới có thể phụ thuộc vào tinh trùng nhân tạo, theo một nghiên cứu mới.
  • 2 năm nay tôi thấy xuất hiện triệu chứng khi ăn hay bị nôn khan, cơ thể có cảm giác ớn lạnh.
  • Chào Mangyte, Tôi bị bệnh tim, hở van tim 2 lá 4/4; van tim 3 lá hở 2/4. Tôi đã phẫu thuật xong và bác sĩ đã đặt 2 vòng van nhân tạo vào hai van tim của tôi, song trong quá trình hồi sức sau phẫu thuật cho tôi thì phổi của tôi bị xẹp nên bác sĩ đã phải sử dụng thêm 1 bộ phổi nhân tạo.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY