Hồi sức cấp cứu toàn tập hôm nay

Ngộ độc cồn Metylic: dấu hiệu triệu chứng, chẩn đoán điều trị cấp cứu hồi sức

Rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, có thể nôn ra máu. Rối loạn thần kinh: giãy giụa, lăn lộn, ức chế, co giật. Cuối cùng là hôn mê, co cứng toàn thân

Đại cương

Cồn metylic còn gọi là methanol CH3OH rất được thông dụng trong công nghiệp hoá chất cũng như trong đời sông.

Độc tính

Cồn methylic có thể gây ngộ độc do hít phải hơi, do tiếp xúc với da, do uống nhầm, cồn methylic rất độc vì:

Thải trừ chậm - chuyển hoá thành formol và acid formic. Liều gây ch*t người ở người lớn khoảng 30 - 100ml.

Triệu chứng ngộ độc cấp

Trường hợp nhẹ

Say, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, hẹp thị trưòng có khi để lại di chứng.

Trường hợp nặng

Rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, có thể nôn ra máu. Rối loạn thần kinh: giãy giụa, lăn lộn, ức chế, co giật. Cuối cùng là hôn mê, co cứng toàn thân. Di chứng nặng nề ở mắt: tổn thương võng mạc, dây thần kinh II.

Rối loạn hô hấp:

Phù phổi cấp.

Giảm thông khí phế nang gây thiếu oxy tổ chức.

Rối loạn tuần hoàn: tình trạng sốc, toan chuyển hoá.

Xử trí

Hồi sức

Nếu ngộ độc qua đường tiêu hoá: rửa dạ dày bằng than hoạt 40 - 60g.

Chống phù phổi cấp: đặt ống thông nội khí quản, thở máy, tiêm lasix 20 - 40mg tĩnh mạch.

Lọc ngoài thận (lọc màng bụng hay thận nhân tạo) càng sớm càng tốt khi bắt đầu xuất hiện phù gai hoặc khi nồng độ cồn methylic trong máu bằng 1g/l.

Chống toan huyết bằng dung dịch natri hydro-carbonat 1,4%.

Thu*c kháng độc

4 methylpyrazol:

Uống: 15mg/kg liều đầu.

5 mg/kg trong 12 giờ sau.

Sau đó 10mg/kg cho đến khi hết triệu chứng và nồng độ trong máu hết.

Tiêm tĩnh mạch (lọ 1,5ml có lg/ml) hoà tăng áp lực nội sọ trong 100ml glucose 5% hay NaCl 0,9% trong 30 phút.

Ethariol (cồn ethylic):

Truyền tĩnh mạch dung dịch 10% trong 1 giờ với liều đầu 0,8g/kg, duy trì 80mg/kg/giowf. Có thể cho uống dung dịch 20%, 0,8g/kg sau đó 80mg/kg/giờ.

Có thể dùng các Thu*c kháng độc như trong ngộ độc ethylen - glycol.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/hscctt/ngo-doc-con-metylic/)

Tin cùng nội dung

  • Tự nhiên mẹ tôi có dấu hiệu bị tê nửa bên người. Do tiền sử bà có bệnh huyết áp, tim mạch, gia đình muốn đưa bà đi tầm soát, đề phòng bệnh đột quỵ. Nhờ mangyte.vn tư vấn bệnh viện tốt, khám nhanh (vì bà cao huyết áp và bệnh tim, rất hay mệt khi chờ đợi lâu ở chỗ đông người). Chân thành cảm ơn. (Lê Thanh Phúc, Q.1, TPHCM).
  • Phản ứng phản vệ có thể nguy hểm đến tính mạng. Đưa đi nới cấp cứu gần nhất khi bị phản ứng phản vệ.
  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY