Sức khỏe hôm nay

Đối phó với cơn đau trong quá trình sinh nở

Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.

Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.

Cũng có vài trường hợp chuyển dạ ít đau, nhưng tốt hơn hết là nên có sẵn kế hoạch để đối phó với cơn đau cho bản thân. Chuẩn bị kế hoạch để giảm đau là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn sẽ giữ bình tĩnh và có thể ứng phó với cơn đau khi thời điểm sinh nở đến.

Đau trong quá trình chuyển dạ và sinh nở

Đau khi chuyển dạ được gây ra bởi sự co thắt cơ tử cung và áp lực đè lên cổ tử cung. Cơn đau này có thể được cảm nhận như những cơn co thắt mạnh ở bụng, háng, và lưng, cũng như cảm giác đau nhức. Một số phụ nữ bị đau ở hai bên hông hoặc đùi.

Các nguyên nhân khác gây đau trong quá trình chuyển dạ bao gồm áp lực lên bàng quang và vùng tầng sinh môn do đầu của thai nhi, và do đường Sinh d*c cũng như *m đ*o bị kéo căng.

Đau trong quá trình chuyển dạ khác nhau ở mỗi phụ nữ. Mặc dù chuyển dạ thường được coi là một trong những sự kiện gây đau nhất mà con người từng trải qua, cơn đau này rất khác nhau ở mỗi phụ nữ, thậm chí là ở mỗi lần sinh nở khác nhau. Mỗi phụ nữ sẽ có những trải nghiệm khác nhau về cơn đau, với một số người, nó có thể giống như đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt, với một số khác, cơn đau có thể giống như khi chịu một áp lực nặng nề, hoặc những cơn co thắt rất mạnh như đau bụng khi bị tiêu chảy.

Không những chính các cơn co thắt làm cho sản phụ cảm thấy đau nhất, mà điều chính yếu là do những cơn co thắt này lặp đi lặp lại liên tục và càng lúc thời gian để thư giãn giữa các cơn co thắt càng trở nên ít hơn.

Chuẩn bị cho cơn đau

Để giảm đau trong quá trình chuyển dạ, đây là một số điều bạn có thể bắt đầu thực hiện trước hoặc trong quá trình mang thai:
Tập thể dục thường xuyên và hợp lý (với sự đồng ý của các bác sỹ) có thể giúp cơ bắp chắc khỏe hơn và chuẩn bị cho cơ thể sẵn sàng với những căng thẳng lúc chuyển dạ. Tập thể dục cũng có thể làm tăng sức chịu đựng của bạn, điều này sẽ rất có lợi nếu quá trình chuyển dạ của bạn kéo dài. Điều quan trọng cần nhớ là không nên tập luyện quá sức, dù với hình thức tập luyện nào - và điều này đặc biệt đúng khi bạn đang mang thai. Hãy thảo luận với bác sỹ để có những bài tập an toàn.

Nếu vợ chồng bạn tham dự các lớp tập huấn trước sinh, các bạn sẽ được học những kỹ thuật khác nhau để kiểm soát cơn đau. Từ những bài học trực quan đến các bài tập căng cơ giúp hỗ trợ các cơ nâng đỡ tử cung. Có hai triết lý thường được áp dụng ở Hoa Kỳ hiện nay là kỹ thuật Lamaze và phương pháp Bradley.

Kỹ thuật Lamaze

Kỹ thuật Lamaze là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất ở Hoa Kỳ. Triết lý Lamaze cho rằng sinh nở là một quá trình bình thường, tự nhiên và khỏe mạnh; phụ nữ nên được trao quyền để tiếp cận với nó một cách tự tin nhất. Các lớp Lamaze hướng dẫn phụ nữ một số cách để giảm đau, chẳng hạn như thông qua các kỹ thuật thư giãn, các bài tập thở, gây giảm chú ý, hoặc nhờ người hỗ trợ massage. Phương pháp Lamaze có quan điểm trung lập về việc dùng Thu*c giảm đau, nó khuyến khích sản phụ tự đưa ra quyết định về việc dùng Thu*c, tùy theo quan điểm của bản thân họ.

Phương pháp Bradley (còn gọi là "Husband-Coached Birth") Phương pháp này chú trọng cách tiếp cận tự nhiên để sinh và sự tham gia tích cực của cha đứa bé là người hỗ trợ lúc sinh. Mục tiêu chính của phương pháp này là tránh các loại Thu*c nếu không thật sự cần thiết. Phương pháp Bradley cũng tập trung vào việc cung cấp dinh dưỡng tốt và tập thể dục trong thời gian mang thai và các kỹ thuật thư giãn và hít thở sâu, như là một phương pháp để ứng phó với chuyển dạ. Mặc dù Bradley nhấn mạnh kinh nghiệm sinh đẻ mà không có Thu*c giảm đau, các lớp tập huấn cũng chuẩn bị cho phụ huynh về các biến chứng hoặc tình huống bất ngờ, giống như trường hợp mổ lấy thai khẩn cấp.

Một số cách để kiểm soát đau trong quá trình chuyển dạ bao gồm:

    Thôi miên

Kiểm soát cơn đau

Có nhiều loại Thu*c giảm đau có thể được sử dụng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, tùy thuộc vào từng trường hợp. Hãy thảo luận với nhân viên y tế của bạn về nguy cơ và lợi ích của mỗi loại thốc.

Thu*c giảm đau. Thu*c giảm đau có thể được sử dụng theo nhiều cách. Nếu chúng được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm vào bắp thịt, các loại Thu*c có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Những loại Thu*c này có thể gây ra các tác dụng phụ ở người mẹ, bao gồm buồn ngủ và buồn nôn. Thu*c cũng có thể ảnh hưởng đến em bé.

Gây tê vùng. Đây là cách mà hầu hết các sản phụ quan tâm khi có ý định sử dụng Thu*c gây tê. Bằng cách ngăn chặn cảm giác từ các vùng cụ thể của cơ thể, phương pháp này có thể được sử dụng để giảm đau trong sinh ngả *m đ*o và mổ lấy thai.

Gây tê ngoài màng cứng, một hình thức gây tê tại chỗ, làm giảm hầu hết các cơn đau từ phần dưới thắt lưng (rốn), bao gồm cả các thành *m đ*o, trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Thu*c tê ngoài màng cứng được bác sĩ gây mê tiêm qua một catheter mỏng, dạng ống vào phần lưng dưới của sản phụ. Số lượng Thu*c có thể tăng hoặc giảm theo nhu cầu. Rất ít Thu*c qua thai nhi, nên phương pháp này hầu như không ảnh hưởng đến em bé.

Gây tê ngoài màng cứng cũng có một số nhược điểm – nó có thể gây giảm huyết áp và khó tiểu. Thu*c cũng có thể gây ngứa, buồn nôn, và đau đầu ở người mẹ. Các rủi ro cho em bé là rất ít, nhưng là các vấn đề có thể xuất hiện do hiện tượng hạ huyết áp ở mẹ.

An thần. Những loại Thu*c này không làm giảm đau, nhưng có thể giúp làm dịu thần kinh và thư giãn ở những sản phụ quá lo lắng. Đôi khi chúng được sử dụng phối hợp với Thu*c giảm đau. Những loại Thu*c này có thể có tác dụng phụ trên cả mẹ và em bé, và thường không được sử dụng. Thu*c an thần cũng có thể làm cho bạn khó khăn trong việc nhớ lại những gì đã diễn ra lúc sinh nở. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước về những nguy cơ khi sử dụng Thu*c an thần.

Sinh nở tự nhiên

Một số phụ nữ lựa chọn không sử dụng Thu*c giảm đau khi sinh, mà chỉ dựa vào các bài tập thở, các kỹ thuật thư giãn để kiểm soát cơn đau. Nếu bạn quyết định không dùng Thu*c giảm đau, hãy nói cho bác sỹ của bạn biết.

Những điều cần cân nhắc trong quá trình chuyển dạ

Dưới đây là một số vấn đề cần nghĩ đến khi cân nhắc phương pháp giảm đau trong quá trình chuyển dạ:

    Thu*c có thể làm giảm nhiều đau đớn của bạn, nhưng chắc chắn là không thể giảm đau hoàn toàn.
  • quá trình chuyển dạ.

Thảo luận với người chăm sóc sức khỏe của bạn

Bạn cần phải nói với người đỡ đẻ cho bạn về phương pháp giảm đau bạn lựa chọn. Tìm ra những phương pháp sẵn có, hiệu quả của phương pháp đó, và khi nào thì không nên dùng loại Thu*c giảm đau nào.

Nếu bạn muốn sử dụng phương pháp kiểm soát cơn đau thay cho Thu*c giảm đau, hãy chắc chắn rằng các nhân viên y tế chăm sóc cho bạn biết được điều đó. Có thể bạn cũng sẽ muốn viết sẵn kế hoạch sinh đẻ để chắc chắn mong muốn của bạn được biết đến.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, nhiều phụ nữ thay đổi quyết định về việc sử dụng Thu*c giảm đau trong quá trình chuyển dạ vào phút cuối, thường là do những lý do rất chính đáng. Khả năng chịu đau trong lúc sinh của bạn hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc bạn là một người mẹ tốt. Với việc chuẩn bị và cung cấp kiến thức cho bản thân, bạn sẽ được trang bị sẵn sàng để quyết định phương pháp giảm đau nào là tốt nhất cho bạn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-doi-pho-voi-con-dau-trong-qua-trinh-sinh-no-81.html)

Tin cùng nội dung

  • Aspirin làm giảm nguy cơ ch*t vì bệnh tim, cũng như nguy cơ bị cơn đau tim, đột quỵ, đau ngực và các vấn đề tim mạch khác. Trong khi đó, vai trò của vitamin E trong các bệnh lý này còn rất mờ nhạt.
  • Đau là triệu chứng thường gặp và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Để chế ngự các cơn đau, giải pháp được lựa chọn đầu tiên là dùng Thuốc.
  • Cơn đau quặn thận Đông y gọi là “Thận giảo thống”. Là hiện tượng sỏi nhỏ di chuyển xuống niệu quản làm cho co thắt thận và niệu quản mà sinh ra cơn đau.
  • Bạn hay bị đau nửa đầu, đau nhức ở vùng vai, gáy và tê buốt da đầu? Nếu mệt mỏi với việc uống Thu*c, bạn có thể tham khảo những cách trị đau đầu tự nhiên dưới đây mà nhiều người từng đánh giá hiệu quả.
  • Bệnh Zona có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ngoài 50 thì tỉ lệ gặp nhiều hơn. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng cơn đau của nó luôn là nỗi sợ hãi của người bệnh.
  • Chúng ta thường bị những cơn đau vai gáy hành hạ khi ngồi máy nhiều, làm thế nào để đẩy lùi nhỉ?
  • Hầu như ngày nào phòng khám lồng ngực - mạch máu của bệnh viện đại học y dược TP.HCM cũng tiếp nhận vài ba bệnh nhân là nhân viên các văn phòng.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY