Tim mạch hôm nay

Nhồi máu cơ tim cơn đau tim

Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.

TỔNG QUAN

nhồi máu cơ tim là gì?

nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim hay hội chứng vành cấp) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Lúc bình thường thì máu trong động mạch vành mang oxy đến cơ tim. Hầu hết các cơn đau tim xảy ra khi có sự tắc nghẽn những động mạch này dẫn đến làm chậm hoặc ngưng hoàn toàn dòng máu.


nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.


Phụ nữ cần biết gì về nhồi máu cơ tim?

Phụ nữ dễ bị Tu vong hơn đàn ông khi bị nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân chưa rõ. Có thể vì nữ giới không tìm cách điều trị hay không được điều trị sớm như nam giới, hoặc do họ không nhận ra các triệu chứng của cơn đau tim, mà các triệu chứng này khác với các triệu chứng nam giới có. Cũng có thể vì tim và mạch máu của nữ giới nhỏ hơn nên dễ bị hủy hoại hơn. Các bác sĩ đang nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi này. Rõ ràng điều này có ý nghĩa phòng ngừa bệnh tim trước khi bệnh khởi phát.


TRIỆU CHỨNG

Các triệu chứng của nhồi máu cơ tim là gì?

Các triệu chứng của nhồi máu cơ tim có thể bao gồm:


    Khó chịu ở ngực, có thể cảm thấy đau, nặng, xiết chặt, đè nén hay nóng rát (cũng gọi là đau thắt ngực)


Với nữ giới thì những triệu chứng của cơn đau tim có khác không?

Giống như nam giới, triệu chứng nhồi máu cơ tim hay gặp nhất ở nữ giới là đau hay khó chịu ở ngực. Tuy nhiên nữ giới có thể có nhồi máu cơ tim mà không có đau ngực.


Phụ nữ nên đặc biệt chú ý những triệu chứng khác của nhồi máu cơ tim, gồm khó thở, đổ mồ hôi, mệt mỏi và chóng mặt.


Bạn nên làm gì nếu bạn có triệu chứng của cơn đau tim?

    Nếu bạn nghĩ bạn có thể bị cơn đau tim thì điều quan trọng là tìm cách điều trị đúng. Hãy thực hiện các bước sau:
NGUYÊN NHÂN và YẾU TỐ NGUY CƠ


Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim là gì?

    nhồi máu cơ tim xảy ra khi một phần cơ tim bị phá hủy hay ch*t vì nó không nhận đủ oxy. Các động mạch mang máu và oxy đến tim gọi là động mạch vành.Tắc nghẽn ở một hoặc nhiều nhánh động mạch vành có thể gây giảm lưu lượng máu và oxy đến tim.

Những yếu tố nguy cơ của nhồi máu cơ tim


CHẨN ĐOÁN và XÉT NGHIỆM

nhồi máu cơ tim được chẩn đoán như thế nào?

Có thể bạn cần một vài xét nghiệm để xác định nguyên nhân các triệu chứng của bạn.


    Điện tâm đồ (ECG): Bác sĩ sẽ muốn bạn làm ECG. Xét nghiệm này sẽ ghi lại hoạt động điện của tim bạn. Nó có thể giúp chẩn đoán các vấn đề về nhịp tim hay bất kì tổn thương tim mà do giảm lưu lượng máu.
Những xét nghiệm khác mà bác sĩ có thể muốn bạn làm bao gồm:


    Siêu âm tim: Xét nghiệm này phát đi các sóng âm cho phép bác sĩ có được những hình ảnh về tim bạn. Những hình ảnh cho bác sĩ biết tim của bạn tống máu tốt như thế nào. Nó cũng có thể cho thấy các bệnh van tim nếu có.


ĐIỀU TRỊ

nhồi máu cơ tim được điều trị như thế nào?

    Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Nếu bạn bị đau thắt ngực cấp, bác sĩ có thể cho bạn uống nitroglycerin. Nitroglycerin có thể tạm thời làm giảm triệu chứng của bạn và cải thiện lưu lượng máu đến tim. Thu*c có tác dụng do làm giãn động mạch mang máu đến tim.
  • nhồi máu cơ tim, bác sĩ có thể cho bạn dùng Thu*c tiêu huyết khối hay chụp mạch vành và có thể nong mạch vành hay đặt stent. Thu*c tiêu huyết khối có thể giúp tan cục máu đông mà gây tắc động mạch vành. Nong mạch vành là thủ thuật mà một cái bóng nhỏ được đặt từ động mạch ở cánh tay hay ở đùi lên đến tim. Đẩy bóng làm thông những động mạch vành bị tắc. Một thanh thép nhỏ được gọi là stent có thể được đặt vào trong động mạch bị tắc để giữ cho động mạch được thông.
Không kể phương pháp điều trị mà bác sĩ lựa chọn cho bạn, bạn có sự trợ giúp về y tế càng sớm, cơ hội sống sót sau cơn đau tim càng cao. Không nên trì hoãn việc chăm sóc y tế nếu bạn đang bị các triệu chứng của nhồi máu cơ tim.


Điều trị nhồi máu cơ tim cũng bao gồm các Thu*c mà bạn sẽ cần uống thậm chí sau khi bạn xuất viện. các Thu*c này giúp cải thiện dòng máu đến tim, phòng ngừa cục máu đông và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát. Các Thu*c này gồm: Aspirin, chẹn beta, statin, ức chế men chuyển và dầu cá. Bác sĩ sẽ kê đơn Thu*c phù hợp cho bạn.


Chương trình phục hồi chức năng tim là gì?

Trước khi bạn ra viện, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về việc đăng kí một chương trình phục hồi chức năng tim. Chương trình phục hồi chức năng tim cung cấp thống tin giúp bạn hiểu về các yếu tố nguy cơ của bạn. Chương trình cũng sẽ hướng dẫn cho bạn bắt đầu một lối sống khỏe mạnh cho tim mà có thể phòng ngừa những vấn đề tim mạch trong tương lai. Bạn sẽ học về các bài tập thể dục, chế độ ăn, và làm thế nào để đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Bạn cũng sẽ học các cách để kiểm soát mức độ căng thẳng, huyết áp và mức cholesterol của bạn.


Chương trình phục hồi chức năng tim cũng có thể bắt đầu khi bạn còn đang nằm viện. Sau khi bạn ra viện, sự phục hồi chức năng của bạn sẽ tiếp tục ở trung tâm phục hồi chức năng. Trung tâm phục hồi chức năng có thể ở tại bệnh viên hoặc ở nơi khác.


Hầu hết các chương trình phục hồi chức năng tim kéo dài 3 đến 6 tháng. Bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về thời gian bạn cần tham gia vào chương trình. Khi bạn đã đăng kí chương trình phục hồi chức năng thì việc tham gia đều đặn là rất quan trọng. Bạn học và thay đổi lối sống khỏe mạnh cho tim càng nhiều thì cơ hội để phòng ngừa những vấn đề về tim mạch trong tương lai càng cao.


CÁC BIẾN CHỨNG


Chứng trầm cảm có ảnh hưởng gì đến nhồi máu cơ tim của tôi?

Trầm cảm thường xảy ra sau khi bị nhồi máu cơ tim. Hơn 1/3 người bị nhồi máu cơ tim nói rằng họ bị trầm cảm sau đó. Phụ nữ có trầm cảm trước đó và những người cảm thấy cô độc mà không có sự hỗ trợ về mặt tình cảm hay xã hội thì có nguy cơ trầm cảm cao hơn sau khi bị nhồi máu cơ tim. Nhiều người bị trầm cảm tìm kiếm sự giúp đỡ hay điều trị nhưng không biết bị bệnh. Bị trầm cảm có thể khiến bạn khó phục hồi thể chất hơn. Tuy nhiên chứng trầm cảm có thể điều trị được.


Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một bệnh, cũng như đái tháo đường hay cao huyết áp. Những triệu chứng về cảm xúc và thực thể bao gồm vài hoặc nhiều triệu chứng sau:


    Thường xuyên có cảm giác buồn hay khóc (tâm trạng trầm cảm)

Làm sao biết bạn bị trầm cảm?

    Người bị trầm cảm có các triệu chứng như trên gần như mỗi ngày, tất cả các ngày trong 2 hoặc hơn 2 tuần. Tâm trạng chán nản và mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày là hai trong các triệu chứng phổ biến nhất.

NGĂN NGỪA

Bạn có thể làm gì để ngăn ngừa nhồi máu cơ tim?

Một lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa hội chứng vành cấp (ACS). Việc này bao gồm:


    Bỏ hút Thu*c lá nếu bạn có hút, và tránh hút Thu*c thụ động

Tôi có phải uống Thu*c trong suốt quãng đời còn lại không?

    Có khả năng. Nếu bạn đã từng có nhồi máu cơ tim, có lẽ bác sĩ sẽ muốn bạn uống một số Thu*c trong thời gian dài để làm giảm nguy cơ bạn bị thêm các vấn đề về tim mạch. Bác sĩ có thể trả lời bất kì câu hỏi nào bạn thắc mắc về các loại Thu*c này, như là lợi ích và nguy cơ khi dùng chúng.
  • nhồi máu cơ tim. Bác sĩ có thể muốn bạn dùng Thu*c với liều thấp mỗi ngày để giữ máu của bạn không hình thành cục máu đông mà cuối cùng chúng có thể gây tắc nghẽn động mạch. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các nguy cơ và lợi ích của liệu pháp aspirin.
  • nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não. Những Thu*c này đặc biệt quan trọng trong ít nhất một năm nếu bạn có đặt stent trong tim.
  • nhồi máu cơ tim, bác sĩ có thể kê Thu*c statins cho bạn.

Liệu pháp thay thế estrogen có thể làm giảm nguy cơ tim mạch cho phụ nữ không?

Không. Liệu pháp thay thế estrogen, còn được gọi là liệu pháp thay thế hormone, đã được bác sĩ kê đơn vì họ hi vọng nó có thể giúp phòng tránh một số bệnh giống như điều trị các triệu chứng của mãn kinh. Người ta cũng từng cho rằng liệu pháp thay thế hormone có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim. Khi nói đến sức khỏe tim thì những nghiên cứu mới đã cho thấy rằng liệu pháp thay thế hormon thật sự có hại hơn có lợi. Nếu bạn đang dùng liệu pháp thay thế hormon để giúp phòng ngừa bệnh tim thì hãy nói với bác sĩ về việc liệu bạn có nên ngừng lại hay không.



Tài liệu tham khảo


http://familydoctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/heart-attack.html


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhoi-mau-co-tim-con-dau-tim-564.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY