Nhi khoa hôm nay

Là một trong bốn phân ngành y khoa quan trọng thuộc khối lâm sàng, chuyên sâu về chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, bao gồm: nhi khoa tổng quát, nhi chuyên sâu (nội tiết, thận, thần kinh, phổi, tiêu hoá) , phẫu thuật nhi (giải phẫu, chỉnh hình, phẫu thuật, tiết niệu), nhi khoa sơ sinh, các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng

Kiểm soát cơn đau khi thực hiện thủ thuật y khoa ở trẻ

Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa

kiểm soát cơn đau khi thực hiện thủ thuật y khoa ở trẻ

Cơn đau sẽ xuất hiện khi trẻ phải trải qua bất cứ một thủ thuật y khoa nào như lấy máu, đặt ống thở hay ống dẫn thức ăn hoặc chọc dò tủy sống. Cũng may là cơn đau từ các thủ thuật đó sẽ không kéo dài lâu. Chúng ta hãy tìm hiểu thêm cách kiểm soát cơn đau như thế nào khi thực hiện các thủ thuật y khoa ở trẻ.

Thu*c giảm đau khi thực hiện thủ thuật y khoa ở trẻ

Có rất nhiều loại Thu*c giúp hạn chế các cơn đau do thực hiện các thủ thuật y khoa. Thu*c được sử dụng trước hoặc trong quá trình thực hiện. Sau đó duy trì tiếp tục trong một vài giờ hay vài ngày cho đến khi cơn đau chấm dứt.

Thu*c giảm đau được dùng cho trẻ theo con đường nhẹ nhàng và ít đau nhất. Hầu hết các loại Thu*c giảm đau ở dạng Thu*c viên hoặc dạng dung dịch hoặc được truyền vào tĩnh mạch bằng dây truyền dịch (IV). Tùy thuộc vào lứa tuổi và loại thủ thuật y khoa sẽ thực hiện, bác sĩ sẽ quyết định cho bé dùng Thu*c giảm đau bằng cách nào.

Có 3 loại Thu*c giảm đau chính được sử dụng cho các cơn đau loại này:

    Thu*c không có Thu*c phi*n (không có chất gây nghiện) ví dụ như acetaminophen và ibuprofen (Tylenol là một loại Thu*c có thương hiệu của acetaminophen. Advil và Motrin là các loại Thu*c có thương hiệu của ibuprofen).
  • Thu*c có Thu*c phi*n (chất gây nghiện) ví dụ như codeine và morphin.
  • Thu*c tê bôi và Thu*c gây tê tại chỗ ví dụ như lidocaine, và các loại Thu*c kem bôi tê.

Cách khác để giảm đau khi thực hiện thủ thuật y khoa ở trẻ

Các cách có thể thử áp dụng để làm dịu cơn đau cho bé trước và trong khi thực hiện thủ thuật:

    Cùng ở trong phòng với bé. Mặc dù không có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc này sẽ giúp con bạn bớt đau đớn nhưng nó sẽ giúp con bạn bớt căng thẳng.
  • “Đánh lừa” cơn đau , chuyển hướng sự chú ý của bé đến việc khác Thổi bong bóng, nghe kể chuyện, nghe nhạc hoặc cùng nhau hát, chơi đồ chơi, hoặc chơi đồ chơi điện tử cầm tay có thể giúp bé không chú ý đến cơn đau.
  • Xoa dịu, dỗ dành Cho bé cầm núm vú giả hoặc đồ vật yêu thích của mình. Mát-xa, ôm ấp, đong đưa, hoặc cho bé nghe nhạc êm dịu.
  • Cho bé chủ động “tham gia" vào quá trình thủ thuật như cho phép bé giúp lựa chọn sử dụng băng dán màu nào.
  • Chuẩn bị tinh thần cho bé. Trước quá trình thực hiện, cho con bạn biết trước những gì sẽ xảy ra, dùng những từ ngữ mà bé có thể hiểu được. Sau khi thủ thuật hoàn tất, nhớ khen ngợi và trấn an bé rằng mọi việc sẽ ổn thôi.

kiểm soát cơn đau tại nhà

Khi thủ thuật hoàn tất, bạn có thể giúp bé càng ít đau càng tốt. Bác sĩ sẽ cho biết cách tiếp tục dùng Thu*c giảm đau tại nhà. Bạn có thể tiếp tục sử dụng các phương thức giảm đau đã nêu trên. Nhớ gọi cho bác sĩ nếu cơn đau của bé ngày càng tồi tệ hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-kiem-soat-con-dau-khi-thuc-hien-thu-thuat-y-khoa-o-tre-27.html)

Tin cùng nội dung

  • Chúng ta thường bị những cơn đau vai gáy hành hạ khi ngồi máy nhiều, làm thế nào để đẩy lùi nhỉ?
  • Hầu như ngày nào phòng khám lồng ngực - mạch máu của bệnh viện đại học y dược TP.HCM cũng tiếp nhận vài ba bệnh nhân là nhân viên các văn phòng.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • “Bệnh nhân mắc bệnh trĩ được tôi chữa trị ngoài việc uống Thu*c theo liều lượng còn phải đội lên đầu lá thầu dầu.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chọc ối là một thủ thuật được thực hiện trong thời gian mang thai. Lý do phổ biến nhất cho phụ nữ mang thai được đề nghị chọc ối là để xem liệu em bé đang phát triển của mình có một rối loạn nhiễm sắc thể chẳng hạn như hội chứng Down.
  • Sinh thiết thận là lấy một mẫu mô nhỏ từ thận để làm xét nghiệm. Sinh thiết thận được thực hiện để chẩn đoán và theo dõi một số vấn đề của thận. Ví dụ, viêm thận, hoặc ung thư thận...
  • Sinh thiết (Biopsy) là thủ thuật lấy một mẫu mô nhỏ từ một phần của cơ thể. Các mẫu mô sau đó được khảo sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào bất thường.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY