Sức khỏe hôm nay

Khởi phát chuyển dạ

Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.

khởi phát chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là "giục sanh".

Tại sao bác sĩ khuyên tôi cần khởi phát chuyển dạ?

Nguyên nhân thông thường nhất phải khởi phát chuyển dạ là khi thai đã quá 2 tuần so với ngày dự sanh. Nếu kéo dài quá ngày dự sanh, em bé có thể quá lớn và có thể cơ thể bạn sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho bé. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn cần khởi phát chuyển dạ nếu:

    Bạn đã bị vỡ ối nhưng vẫn chưa có cơn gò tử cung

Bác sĩ sẽ khởi phát chuyển dạ cho tôi như thế nào?

Có nhiều cách để khởi phát chuyển dạ. Gần đến cuối thai kì, cổ tử cung (đường ra của tử cung) sẽ trở nên mềm, thậm chí nó có thể mở ra một chút. Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra xem cổ tử cung của bạn có mềm và đã mở chưa. Nếu chưa, bác sĩ có thể đặt Thu*c trong *m đ*o gần cổ tử cung. Thu*c này giúp cổ tử cung của bạn mềm lại và mở ra.

Bác sĩ cũng có thể làm “vỡ ối” của bạn hoặc dùng một ngón tay để tách cổ tử cung khỏi màng ối xung quang đầu em bé. Phương pháp này thường gây khởi phát chuyển dạ.

Bác sĩ sẽ theo dõi bạn cẩn thận. Khi bạn đã sẵn sàng, bác sĩ sẽ bắt đầu cho một loại Thu*c gọi là oxytocin. Oxytocin sẽ khởi động cơn co tử cung, giúp những cơn co mạnh và đều hơn. khởi phát chuyển dạ có nguy cơ gì không?

Một trong những nguy cơ của khởi phát chuyển dạ là Thu*c không hiệu quả. Nếu sau khi dùng Thu*c mà bạn vẫn không chuyển dạ, bạn có thể phải sinh mổ. Ngược lại, Thu*c có thể làm cho cơn co tử cung của bạn quá mạnh. Nếu điều này xảy ra, bác sĩ sẽ ngưng Thu*c và đợi một thời gian, hoặc mổ lấy thai. Nếu bạn được chỉ định khởi phát chuyển dạ do các bệnh lý nội khoa, có thể còn có những nguy cơ khác nữa.

Tôi cần phải làm gì trong quá trình khởi phát chuyển dạ?

Đôi lúc quá trình khởi phát chuyển dạ cần từ 2-3 ngày, nhưng thường thì cần ít thời gian hơn. Nó có thể mất nhiều thời gian hơn nếu bạn được khởi phát chuyển dạ sớm hoặc đây là con đầu lòng của bạn. Đừng ăn quá nhiều trước khi đến bệnh viện. Cần nhớ rằng các Thu*c trong quá trình khởi phát chuyển dạ có thể gây nên những cơn co rất mạnh và có thể làm rối loạn dạ dày. Báo với bác sĩ nếu bạn cảm thấy quá đau. Thường thì quá trình khởi phát chuyển dạ diễn ra êm đẹp và bạn có thể sanh ngả *m đ*o.

Tài liệu tham khảo
http://familydoctor.org/familydoctor/en/pregnancy-newborns/labor-childbirth/labor-induction.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khoi-phat-chuyen-da-78.html)

Chủ đề liên quan:

chuyển dạ khởi phát

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Không phải lần đầu sinh con nhưng những cảm xúc khi con cất tiếng khóc chào đời với chị Vũ Thị Thu Hương (1987) vẫn còn vẹn nguyên. Và đặc biệt hơn trong lần sinh này, chị hoàn toàn cảm thấy yên tâm trên bàn mổ vì tin tưởng vào ekip của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.
  • (MangYTe) - Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: Trẻ vừa chào đời cần được “da kề da” với mẹ trong khoảng 30-1h, việc này mang lại rất nhiều lợi ích cho em bé. Nhưng đối với mẹ sinh mổ, việc áp da được thực hiện khá nhanh chóng và thay vào đó, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc thực hiện thao tác “da kề da” với bố. Phương pháp này mang lại rất nhiều lợi ích đồng thời có vô vàn khoảnh khắc gây “thương nhớ”.
  • Thực tế trên lâm sàng có một số sản phụ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, có biểu hiện tiền sản giật hay sản giật hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng trong lúc mang thai thì rất dễ bị phù phổi cấp
  • Cách thở và rặn rất quan trọng trong cuộc chuyển dạ của bà mẹ, biết kết hợp tốt cùng với cơn gò tử cùng sẽ giúp việc sinh nở dễ dàng an toàn hơn
  • Các nghiên cứu ở Việt Nam gần đây cho thấy, trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở học sinh, sinh viên.
  • Nghiện rượu là nguyên nhân gây ra rất nhiều biến chứng về tiêu hoá, gan mật cũng như về thần kinh. Rượu có thể gây tổn thương đồng thời cả hệ thần kinh trung ương và ngoại biên.
  • Chuyển dạ là một quá trình đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ thai nghén, sau 38 - 40 tuần mang thai.
  • Suy thai là tình trạng bào thai thiếu ôxy trong quá trình phát triển hoặc trong khi chuyển dạ, có thể dẫn tới ch*t lưu. Trẻ còn sống có nhiều nguy cơ bị động kinh, đần độn, nói ngọng hoặc bị di chứng do thiếu ôxy não.
  • Sử dụng Prostaglandin (Thuốc thường dùng hiện nay là misoprostol) là một trong những phương pháp gây chuyển dạ để chấm dứt thai kỳ trong những trường hợp buộc phải đình chỉ thai non tháng (ch*t lưu, dị tật…).
  • Tết này gia đình tôi lên Đà Lạt ăn tết với bên ngoại. Vợ tôi đang mang bầu, dự sinh sau tết vài ngày, lúc đó thì chúng tôi đã về Sài Gòn. Nhưng nếu lỡ cô ấy chuyển dạ ở Lâm Đồng luôn thì tôi nên đưa vợ đi sinh ở đâu? Tôi muốn tìm một bệnh viện có dịch vụ tốt và giá cả để chuẩn bị. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Hoàng - hoang.le…@yahoo.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY