Bạn nên biết hôm nay

“Lỗi nhịp” với khoảnh khắc “da kề da” giữa bố và bé sơ sinh

(MangYTe) - Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: Trẻ vừa chào đời cần được “da kề da” với mẹ trong khoảng 30-1h, việc này mang lại rất nhiều lợi ích cho em bé. Nhưng đối với mẹ sinh mổ, việc áp da được thực hiện khá nhanh chóng và thay vào đó, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc thực hiện thao tác “da kề da” với bố. Phương pháp này mang lại rất nhiều lợi ích đồng thời có vô vàn khoảnh khắc gây “thương nhớ”.

“Cú sốc” đầu đời và lợi ích của “những cái ôm đầu tiên”

Có thể nói những giờ đầu tiên khi chào đời là một “cú sốc” lớn đối với trẻ sơ sinh. Bởi vậy nhiều nền văn hóa, nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam tiến hành thực hiện tiếp xúc “da kề da” ngay sau khi sinh để trẻ làm quen với môi trường mới đồng thời giúp ích cho sự phát triển của trẻ. Trong một số trường hợp, đặc biệt là đối với mẹ sinh mổ, thao tác này trở nên khó khăn hơn, và trẻ không được tiếp xúc lâu với mẹ. Và việc áp da bố được đưa vào thực hiện với mong muốn, đây cũng là cách giúp tình phụ tử được gắn kết.

Các bác sĩ tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc chia sẻ: Hiện tại việc “da kề da” với bố và mẹ là một trong những thao tác không thể thiếu trong quy trình sinh nở của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Tiếp xúc da áp da với con mang lại rất nhiều lợi ích cho bé như:

- thân nhiệt, hô hấp, nhịp tim, đường huyết ổn định: một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh được “da kề da” với bố sẽ có thân nhiệt cũng như nồng độ đường máu cao hơn nếu trẻ được đặt vào lồng ấp. một điều rất dễ hiểu đó là tử cung của mẹ ấm hơn so với môi trường bên ngoài cộng thêm việc khi ra đời làn da trẻ bị ẩm ướt và sức đề kháng yếu nên rất dễ bị nhiễm lạnh. đó chính là lý do trẻ cần được “da kề da” với bố và mẹ.

- tăng hệ miễn dịch và bảo vệ trẻ: các bé sinh mổ không có cơ hội tiếp xúc với các vi khuẩn lành ở phần Sinh d*c của mẹ nên việc da tiếp da sẽ giúp trẻ “làm quen” và thích nghi dần với môi trường bên ngoài. đồng thời cơ thể của bố và mẹ sẽ sản sinh ra những kháng thể và truyền sang con để chống lại những vi khuẩn gây hại cho con. bên cạnh đó, khi tiếp xúc với môi trường mới trẻ sơ sinh thường có xu hướng khóc to, nhưng nếu khóc quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến phổi, tăng áo lực nội sọ, dễ bị stress, thân nhiệt, đường huyết và nhịp tim giảm... và nếu được áp da với bố mẹ thì hiện tượng này sẽ được hạn chế.

- Kích thích hệ tiêu hóa đồng thời bé tăng cân khỏe mạnh: Hàm lượng somatostatin và cortisol ở trẻ sẽ giảm đáng kể khi được áp da, điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn, bé hấp thu thức ăn tốt hơn và tăng cân nhanh hơn.

- Tạo điều kiện cho não phát triển tốt: Tiếp xúc “da kề da” sẽ kích thích dẫn truyền thần kinh, sự trưởng thành của hạch hạnh nhân nằm ở sâu trung tâm não- điều này rất tốt cho não phát triển.

- Tỷ lệ mẹ cho con bú được tăng lên

“Lỗi nhịp” với khoảnh khắc “cực yêu” của cha và con

Người ta thường nhắc đến giây phút thiêng liêng khi vượt cạn của mẹ và con mà “bỏ quên” rằng sau đó là những khoảnh khắc ngọt ngào không kém của những ông bố trẻ với đứa con của mình. những lạ lẫm, bỡ ngỡ, lúng túng hay vụng về càng khiến cho ta “yêu” thêm những kỷ niệm ấy.

“Lăng kính Thu Cúc” đã giúp các ông bố trẻ lưu giữ lại những khoảnh khắc tuyệt vời này:

Ngoài việc mang đến dịch vụ thai sản chất lượng với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại, phòng ốc tiện nghi cùng chế độ chăm sóc tận tâm, ân cần thì Thu Cúc luôn chú trọng tới các dịch vụ tiện ích, và “da kề da” bố là một ví dụ điển hình.

Hãy để từng giây phút đầu đời của con là những điều tuyệt vời! hãy để thu cúc lưu giữ và nâng niu từng khoảnh khắc “trân quý” ấy!

Và bố mẹ muốn tìm hiểu thông tin cũng như có sự chuẩn bị tốt nhất cho “hành trình đi đẻ” thì hãy tham khảo ngay tại đây.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC

Địa chỉ : 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Hotline: 0904.97.0909

Tổng đài: 1900.55.88.96

Email: contact@thucuchospital.vn

Website: http://benhvienthucuc.vn/

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/suc-khoe/loi-nhip-voi-khoanh-khac-da-ke-da-giua-bo-va-be-so-sinh-20180807120259377.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, mẹ chồng em nói nếu vợ chồng cùng nhóm máu thì không thể có con trai. Mẹ nói vậy có đúng không?
  • Bạn tôi năm nay 27 tuổi, đang sống và làm việc tại Đà Lạt. Anh ấy bị lạc tinh hoàn bẩm sinh ngoài ổ bụng, bên phải cách D**ng v*t khoảng 1,5 - 2cm.
  • Em thường cảm thấy đau tức tinh hoàn. BS kết luận là bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, liệu bệnh có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không, Mangyte?
  • Hơn 10 năm tìm thầy chữa trị, ông Lưu Ngọc Thuận và bà Lưu Thị Phi (trú tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vẫn không một lần được hưởng niềm vui được làm cha mẹ.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Tết này gia đình tôi lên Đà Lạt ăn tết với bên ngoại. Vợ tôi đang mang bầu, dự sinh sau tết vài ngày, lúc đó thì chúng tôi đã về Sài Gòn. Nhưng nếu lỡ cô ấy chuyển dạ ở Lâm Đồng luôn thì tôi nên đưa vợ đi sinh ở đâu? Tôi muốn tìm một bệnh viện có dịch vụ tốt và giá cả để chuẩn bị. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Hoàng - hoang.le…@yahoo.com)
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY