Hồi sức cấp cứu toàn tập hôm nay

Thông khí nhân tạo cơ học quy ước (thở máy)

Hô hấp nhân tạo hỗ trợ toàn phần tạo ra một phương thức thông khí nhân tạo áp lực dương không bắt buộc người bệnh phải tham gia vào quá trình thông khí phế nang

Mục đích

Thở máy còn gọi là thông khí nhân tạo cơ học hay hô hấp nhân tạo bằng máy để thay thế một phần hay hoàn toàn hô hấp tự nhiên. Thông khí nhân tạo cơ học kinh điển hay quy ưốc có nhiều phương thức nhưng có thể chia làm hai loại chính:

Hô hấp nhân tạo thể tích (volume cycle ventilation - VCV)

Đưa vào người bệnh một thể tích lưu thông được ấn định trước trên máy. Loại này bao gồm các phương thức: thông khí nhân tạo điều khiển (control mode ventilation - CMV), thông khí nhân tạo bắt buộc ngắt quãng (intermittent mandatory ventilation - IMV) và thông khí nhân tạo bắt buộc đồng thì (synchronized IMV - SIMV).

Hô hấp nhân tạo áp lực (pressure cycle ventilation - PCV)

Là phương thức thông khí nhân tạo hỗ trỢ bằng áp lực (pressure support ventilation - PSV) tạo nên một thể tích lưu thông Vt thay đổi tuỳ theo nội lực của người bệnh.

Hô hấp nhân tạo hỗ trợ toàn phần hay một phần:

Hô hấp nhân tạo hỗ trợ toàn phần (full ventilatory support - FVS) tạo ra một phương thức thông khí nhân tạo áp lực dương (positive pressure ventilation - PPV) không bắt buộc người bệnh phải tham gia vào quá trình thông khí phế nang.

Hô hấp nhân tạo hỗ trợ một phần (partial ventila-tory support - PVS) tạo ra một phương thức thông khí nhân tạo áp lực dương bắt buộc người bệnh phải tham gia một phần vào quá trình thông khí phế nang, PVS đứợc thực hiện trong các phương thức IMV, SIMV và PSV.

Chỉ định

Cơn ngừng thở.

Suy hô hấp cấp.

Hỗ trợ hô hấp để:

Giảm bớt công cơ hô hấp.

Giảm bớt gánh nặng cho tim.

Hậu phẫu có biến chứng hô hấp và tuần hoàn.

Chống chỉ định

Tuyệt đối

Không có.

Tương đối

Bệnh tim, phổi không hồi phục.

Tràn dịch, tràn khí màng phổi phải dẫn lưu trước.

Chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa

Bác sĩ chuyên khoa sơ bộ về hồi sức cấp cứu. Kỹ thuật viên hô hấp phụ trách máy thở.

Phương tiện

Bóng Ambu.

Oxy.

Máy thở (kiểm tra hoạt động của máy trước).

Máy ghi điện tim.

Máy đo huyết áp.

Máy đo oxy mạch (Sp02).

Người bệnh

Đánh giá tình trạng chung đặc biệt là về hô hấp và tuần hoàn, cân người bệnh.

Chỉ định thông khí nhân tạo hỗ trợ một phần hay toàn phần.

Giải thích cho người bệnh còn tỉnh biết lợi ích của thông khí nhân tạo.

Đặt ống nội khí quản qua đường mũi nếu tỉnh, đường miệng hoặc mũi nếu mê.

Đo pH và áp lực trong máu. Cần  cố gắng có tiêu chuẩn này.

Chụp X quang phổi để xem vị trí của canun mở khí quản hoặc của ống nội khí quản.

Các bước tiến hành

Thiết lập phương thức thở: điều khiển, hỗ trợ...

Đặt trên máy số thích hợp lứa tuổi và tình trạng bệnh lý. Bấm nút chuyển đổi cho phù hợp.

Trẻ nhỏ: thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực là chủ yếu.

Người lớn: tuỳ theo bệnh lý, có thể là thông khí nhân tạo điều khiển hay hỗ trợ, thường bắt đầu bằng điều khiển.

Chọn thể tích lưu thông nếu là hô hấp nhân tạo thể tích:

Lồng ngực bình thường, phổi bình thường:

Vt = 12 - 15ml/kg.

Độ giãn nở phổi kém: Vt = 10 - 12 ml/kg.

Chọn tần số để có thông khí phút khoảng 8 lít / phút.

Bắt đầu bóp bóng Ambu qua ống nội khí quản theo đúng nhịp thở của người bệnh. Sau đó hạ dần xuống tần số đã chọn.

Nếu người bệnh vẫn chống máy: cho Thu*c an thần (midazolam, diazepam).

Nối người bệnh với máy.

Đặt monitor theo dõi.

Sau 15 phút thở máy: đo lại áp lực khí trong máu.

Nếu không có bệnh phổi mạn:

pH phải bình thường (xung quanh 7,4).

PaC02 bằng 35 - 40 mbar.

Pa02 lớn hơn 90 mbar.

Nếu người bệnh có bệnh phổi mạn:

pH phải từ 7,42 - 7,46.

PaC02 có thể cao ở mức độ cho phép (permissive hypercapnia): 50 - 60 mbar.

Pa02 lổn hơn 80mbar.

Theo dõi và xử trí biến chứng

Theo dõi

Đo pH và các khí trong máu khi có biến chuyển khác thường về thông khí nhân tạo.

Hàng ngày hoặc hai ngày một lần chụp X quang phổi để phát hiện các biến chứng: viêm phổi, xẹp phổi, chấn thương áp lực.

Hàng ngày xem xét việc thôi thở máy hay cai thở máy.

Xử trí

Máy trục trặc: tạm ngừng thở máy, bóp bóng Ambu; kiểm tra máy, đặc biệt là áp lực đẩy vào.

Chống máy: do máy trục trặc, phương pháp thở máy không phù hợp, ốhg nội khí quản không đúng vị trí, đau, thiếu oxy, loạn nhịp tim, tăng C02, toan chuyển hoá.

Áp lực dương cuối thì thở ra nội sinh (auto positive end expiratory pressure - auto PEEP hay intrinsic positive end expiratory pressure); auto - PEEP dễ gây truy mạch và chân thương áp lực: auto - PEEP trên 10cm nước phải dùng PEEP ngoài bằng 0,5 - 0,6 auto - PEEP.

Tụt huyết áp, loạn nhịp tim: truyền dịch, dopamin. Kiểm tra các thông số thở.

Chấn thương áp lực: tràn khí dưối da, tràn khí màng phổi, trung thất, màng tim, màng bụng: đặt ống dẫn lưu, hút qua máy hút.

Xẹp phổi, viêm phế quản, phổi: tăng Vt, kháng sinh.

Xuất huyết tiêu hoá: soi dạ dày cầm máu, sucraliat, omeprazol.

Suy thận: phù do ứ nước và điện giải, tăng ADH (antidiuretic hormon), tăng aldosterone thứ phát: Thu*c kháng aldosteron, doxycylin, dopamin, giảm bớt độ bốc hơi ở bình làm ẩm.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/hscctt/thong-khi-nhan-tao-co-hoc-quy-uoc-tho-may/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY