Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thử nghiệm vắc-xin mới ngừa sốt rét

Các nhà khoa học Anh đang phát triển một loại vắc-xin ngừa sốt rét. Thử nghiệm giai đoạn hai cho thấy, đạt hiệu quả mục tiêu 75% do WHO quy định.

Sốt rét là bệnh nguy hiểm

Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi (cụ thể là muỗi Anopheles cái bị nhiễm bệnh).

Có năm loài ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ở người, hai trong số đó là mối đe dọa lớn nhất trên toàn thế giới.  Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chủng thứ nhất là P. falciparum (chiếm 99,7% các trường hợp sốt rét ước tính ở Châu Phi, 50% các trường hợp mắc ở Khu vực Đông Nam Á, 71% các trường hợp ở Đông Địa Trung Hải và 65% ở Tây Thái Bình Dương), chủng thứ hai là P. vivax, là loại ký sinh trùng chủ yếu ở khu vực Châu Mỹ, chiếm 75% các trường hợp sốt rét.

Sốt rét lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi.

Các triệu chứng 

Sốt rét là một bệnh sốt cấp tính, với các biểu hiện như: Sốt rét, sốt kèm theo nhức đầu và ớn lạnh... Các triệu chứng ban đầu có thể nhẹ và khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu không được điều trị trong vòng 24 giờ, bệnh sốt rét do P. falciparum có thể tiến triển thành bệnh nặng, thường dẫn đến Tu vong.

Theo WHO, trẻ bị sốt rét ác tính thường xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng sau: Thiếu máu trầm trọng, suy hô hấp liên quan đến nhiễm toan chuyển hóa, hoặc sốt rét thể não. Suy đa tạng ở người lớn cũng thường xuyên xảy ra.

Ai có nguy cơ?

Năm 2019, gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt rét. Hầu hết các trường hợp sốt rét và Tu vong xảy ra ở châu Phi cận Sahara, nhưng ở khu vực Đông Nam Á, Đông Địa Trung Hải, Tây Thái Bình Dương và châu Mỹ cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, người nhiễm HIV / AIDS, những người di cư và dân di cư không có miễn dịch. 

Phòng ngừa và điều trị

Có một số cách để ngăn ngừa bệnh sốt rét, như “kiểm soát véc tơ” (kiểm soát muỗi) được coi là hiệu quả nhất. WHO khuyến nghị hai phương pháp: Sử dụng màn chống muỗi được xử lý bằng Thu*c diệt côn trùng và phun Thu*c tồn lưu trong nhà (có hiệu quả chống lại côn trùng).

Thu*c trị sốt rét cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa bệnh sốt rét, chẳng hạn như Thu*c dự phòng giúp ngăn chặn giai đoạn nhiễm trùng sốt rét trong máu, do đó ngăn ngừa bệnh sốt rét.

Có nhiều loại Thu*c được sử dụng để ngăn ngừa và điều bệnh sốt rét. Tuy nhiên, nếu bạn đã uống Thu*c chống sốt rét để ngăn ngừa bệnh sốt rét, bạn không nên dùng cùng một loại Thu*c để điều trị. Ttheo NHS (cơ quan dịch vụ y tế quốc gia Anh).

Vắc - xin mới ngừa sốt rét đạt hiệu quả 77%

Các nhà nghiên cứu Anh đã phát triển vắc-xin ngừa sốt rét. Đây là vắc-xin đầu tiên đạt được hiệu quả mục tiêu 75% do Tổ chức Y tế Thế giới quy định.

Theo đó, kết quả thử nghiệm giai đoạn IIb cho thấy, vắc-xin R21 / Matrix-M, đạt hiệu quả 77% trong 12 tháng theo dõi.

Các nhà khoa học hy vọng rằng trong vòng hai năm tới, loại vắc-xin này sẽ được chấp thuận sử dụng và với sự giúp đỡ của vắc- xin có thể kiểm soát được căn bệnh sốt rét quái ác, giết ch*t hàng trăm nghìn người mỗi năm. 

Với những kinh nghiệm và bài học phát triển vắc-xin COVID-19 của các nhà nghiên cứu Đại học Oxford (loại vắc-xin do công ty dược phẩm AstraZeneca của Anh sản xuất), quá trình phê duyệt vắc -xin dự kiến sẽ được đẩy nhanh hơn.

Hiện chỉ có một loại vắc xin cho đến nay cho thấy nó có thể làm giảm đáng kể bệnh sốt rét, và bệnh sốt rét ác tính đe dọa tính mạng ở trẻ nhỏ châu Phi là RTS, S/AS01 (RTS, S). Nó hoạt động chống lại P. falciparum, loại sốt rét gây ch*t người nhiều nhất, và được phát hiện có thể ngăn ngừa khoảng 4 trong 10 trường hợp. Các cơ quan y tế thế giới sẽ hy vọng rằng vắc-xin R21 / Matrix-M mới do Oxford phát triển sẽ là một vũ khí khác trong kho vũ khí chống lại bệnh sốt rét. 

Theo WHO, năm 2019 ước tính có khoảng 229 triệu trường hợp mắc sốt rét trên toàn thế giới, dẫn đến ước tính 409.000 trường hợp Tu vong. Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất, chiếm 67% số ca Tu vong do sốt rét trên toàn cầu vào năm 2019. 

Dương Sơn

(Theo Dailymail 4/2021)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thu-nghiem-vac-xin-moi-ngua-sot-ret-n190928.html)

Chủ đề liên quan:

vắc-xin ngừa sốt rét

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY