Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thức ăn chế biến từ côn trùng:Cẩn trọng để tránh nguy cơ ngộ độc

(HNNN) - Những năm gần đây, món ăn làm từ côn trùng xuất hiện ngày càng nhiều. Một số người lầm tưởng rằng đây là nguồn thực phẩm từ thiên nhiên nên đảm bảo an toàn nhưng trên thực tế, không ít ca ngộ độc thực phẩm có nguyên nhân từ việc sử dụng những món ăn này.

(hnnn) - những năm gần đây, món ăn làm từ côn trùng xuất hiện ngày càng nhiều. một số người lầm tưởng rằng đây là nguồn thực phẩm từ thiên nhiên nên đảm bảo an toàn nhưng trên thực tế, không ít ca ngộ độc thực phẩm có nguyên nhân từ việc sử dụng những món ăn này.

Đi cấp cứu vì ăn côn trùng

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) từng nhiều lần cảnh báo về hiện tượng ngộ độc, thậm chí T* vong do ăn côn trùng. Theo Cục An toàn thực phẩm, tại Việt Nam, việc sử dụng cào cào, châu chấu, nhộng tằm, dế, ong, mối, nhộng ve sầu, sâu cây chít, sâu cây dâu, sâu cây sắn dây... làm thức ăn, thậm chí được chế biến thành những món “đặc sản” như bọ cạp chiên, châu chấu sốt sa tế, bọ xít rang lá chanh, trứng cà cuống phơi khô để làm bánh ngọt, dế chiên... khá phổ biến.

Tuy nhiên, việc ăn các loại côn trùng tiềm ẩn nhiều rủi ro. thực tế, đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc do ăn côn trùng, thậm chí dẫn đến t* vong tại một số địa phương. tối 19-4, trên địa bàn tỉnh gia lai, ba người đàn ông ăn phải côn trùng có màu đen, không rõ chủng loại, đã bị ngộ độc thực phẩm làm 1 người t* vong, 2 người phải nhập viện cấp cứu. ts.bs nguyễn trung nguyên, giám đốc trung tâm chống độc (bệnh viện bạch mai) cho biết, trung tâm từng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu vì đau bụng, rát miệng, họng, nôn ra máu... do ăn bọ cánh màu vàng đen thường có ở cây ngô, cây đậu. trẻ bắt sâu ban miêu về chế biến thành món ăn... bác sĩ nguyên chia sẻ, ngộ độc do sâu ban miêu để lại hậu quả rất nặng nề. hầu hết bệnh nhân tiếp xúc qua đường tiêu hóa bị tổn thương đa tạng, suy đa tạng, tỷ lệ t* vong đến hơn 50%. các bệnh nhân ngộ độc sâu ban miêu thường bị tổn thương đa cơ quan, tụt huyết áp, suy hô hấp. xét nghiệm máu cho thấy trong máu bị nhiễm axít nặng, tổn thương cơ và suy thận, suy gan.

Độc tố của sâu ban miêu là cantharidin, rất độc, gây hủy hoại protein. Khi vào cơ thể, qua đường tiêu hóa sẽ gây tình trạng ngộ độc nặng nhất, gây tổn thương dạ dày, ruột, đau bụng, nôn mửa, chảy máu đường tiêu hóa, hoại tử ruột, tổn thương tất cả cơ quan cơ thể, thận, gan, máu. Còn nếu tiếp xúc với da (dùng tay bắt trực tiếp sâu với số lượng lớn), qua đường hô hấp (mở bao đựng sâu ra và hít phải) cũng gây tình trạng dị ứng trầm trọng. Độc tố của sâu ban miêu có thể tiết ra (giống kiến ba khoang), nếu dính vào tay, mắt sẽ gây bỏng rát, tổn thương giác mạc.

Theo cục an toàn thực phẩm, nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thường là do sử dụng côn trùng đã ch*t (sinh ra độc tố); tiếp xúc hoặc ăn nấm độc, nhựa cây độc như cây cọc rào, thầu dầu tía... hoặc các chất tiết có độc tố... không bị phá hủy ở nhiệt độ chế biến; do cơ địa người ăn mẫn cảm với protein lạ trong côn trùng. triệu chứng ngộ độc nhiều hay ít, nhẹ hay nặng tùy theo loại độc tố trong côn trùng, tổng lượng đã ăn vào và cơ địa người ăn (người già, người có uống rượu, phụ nữ có thai, trẻ em... thường bị nặng). dấu hiệu ngộ độc thường là buồn nôn, nôn, run tay chân; một số trường hợp nặng thì nôn nhiều, co giật tay chân, chóng mặt, tăng tiết, cứng hàm, kích thích vật vã, khó thở, ý thức lơ mơ, hôn mê, sẩn ngứa, ban dạng mảng toàn thân... và có thể t* vong. vì thế, để phòng ngừa, cục an toàn thực phẩm khuyến cáo, mọi người tuyệt đối không ăn các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ đã bị ch*t hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên; không nên dùng các loại côn trùng lạ để chế biến thành các món ăn tái, sống, hoặc ngâm rượu...

Phải biết cách chọn, xử lý, chế biến

Không thể phủ nhận nhiều món ăn từ côn trùng đã trở thành đặc sản, hấp dẫn thực khách. ở hà nội trước đây từng có một loại côn trùng góp phần làm nên tên tuổi của loại bánh cuốn thanh trì hay những món ngon hà thành khác, đó là cà cuống. tuy nhiên, ngày nay, cà cuống gần như biến mất, nếu có thì cũng được bán với giá cao. nhiều hàng bánh cuốn không còn sử dụng cà cuống mà thay vào đó là hương liệu bán sẵn, làm mất đi hương vị độc đáo của món ngon hà thành xưa. các tỉnh miền tây nam bộ nổi tiếng với món ăn từ đuông dừa. nhiều đoạn clip “thưởng thức” đuông dừa còn sống ngoe nguẩy trong bát nước mắm của việt nam đã làm bạn bè quốc tế sửng sốt. món ăn độc đáo này nhanh chóng trở thành đặc sản của vùng đồng bằng sông cửu long khiến khách du lịch đến đây luôn phải thử ít nhất một lần. nhộng, ấu trùng ong, ve sầu, châu chấu, dế... khi được chiên giòn hoặc rang lá chanh cũng đem lại hương vị thơm ngon béo ngậy, giòn tan. ở khu vực phía bắc, trước đây món ăn chế biến từ côn trùng chủ yếu có tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía bắc như hà giang, tuyên quang, cao bằng..., nhưng nay thì cũng đã xuất hiện trong thực đơn tại nhiều nhà hàng ở hà nội. thậm chí kể cả những loài có vẻ ngoài khá đáng sợ như bọ xít, gián, giun đất, bọ cạp... cũng trở thành món nhậu khoái khẩu.

Việc dùng côn trùng làm món ăn đòi hỏi quy trình chế biến, làm sạch cầu kỳ, cẩn trọng mà không phải nhà hàng hay thực khách nào cũng nắm rõ kiến thức sơ chế đảm bảo an toàn. theo khuyến cáo của hội côn trùng học việt nam, côn trùng có thể được sử dụng như một loại thực phẩm bổ sung bởi chúng có hàm lượng protein cao cũng như rất giàu các vi chất (đồng, sắt, photpho, selen và kẽm). tuy nhiên, không phải loài côn trùng nào cũng có thể sử dụng làm thực phẩm.

Lưu ý, khi thu bắt côn trùng ngoài tự nhiên, nếu không cẩn thận thì vẫn có thể nhầm lẫn côn trùng lành tính với côn trùng không ăn được, đó là chưa kể tình huống côn trùng lẫn với tạp chất, nấm mốc có hại. do đó, không thể khẳng định cứ là côn trùng bắt ngoài tự nhiên thì hoàn toàn sạch, có thể yên tâm sử dụng. tùy theo môi trường thu bắt côn trùng để biết côn trùng có sạch không hay bị dính thu*c trừ sâu, dính các tạp chất độc hại khác. có nhiều trường hợp ăn phải côn trùng nhiễm độc nên cũng ngộ độc theo.

Đặc biệt, khi chế biến món ăn từ côn trùng cần phải có quy trình xử lý đảm bảo. ví dụ, nên rửa sạch côn trùng bằng nước muối, thậm chí là cồn để “khử” hết nấm độc, giun, rận... bám trên mình côn trùng. quá trình sơ chế, chế biến cần bảo đảm an toàn bằng cách ngâm, thả côn trùng vào nước muối ấm, nước vôi... để côn trùng bị kích thích, thải hết chất độc. ngoài ra, cần loại bỏ ruột, cánh, chân, đầu, vòi; rửa sạch bằng nước ấm, nước muối để loại bỏ vi sinh vật, chất bẩn bám trên thân côn trùng; đun chín kỹ và ăn ngay sau khi chế biến. đặc biệt, tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, nấu chín nguyên con không qua sơ chế, vệ sinh... nguyên tắc khi ăn côn trùng, ví dụ như loại bọ xít, là phải chế biến ở nhiệt độ cao để phân giải chất độc.

Trong trường hợp sau khi ăn có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa... thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. người dân cũng chú ý không sử dụng, không “thử nghiệm” các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng đã bị ch*t hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn mà chỉ nên lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống. đặc biệt, những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn, nếu nghi ngờ thì không ăn côn trùng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1032099/thuc-an-che-bien-tu-con-trung%C2%A0can-trong-de-tranh-nguy-co-ngo-doc)

Chủ đề liên quan:

côn trùng tránh nguy cơ ngộ độc

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY