Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Thực phẩm giúp thải độc thủy ngân

Tỏi, tảo, rau mùi... là thực phẩm giúp thải độc thủy ngân ra khỏi cơ thể.

Thủy ngân độc hại như thế nào?

Tỏi là thực phẩm giúp thải độc thủy ngân tốt. nguồn ảnh: internet

Thủy ngân là kim loại nặng, xuất hiện tự nhiên trong môi trường. thủy ngân được sử dụng trong một loạt các sản phẩm công nghiệp, từ nhiệt kế đến công tắc đèn. một số loại có chứa thủy ngân. chúng đều có thể gây ngộ độc cho con người.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu hít phải hơi thủy ngân nguyên tố có nhiều khả năng sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn so với việc nuốt hay chạm vì nó hấp thu rất ít ở đường tiêu hóa dạ dày.

Tuy nhiên, dạ dày dễ dàng hấp thụ một loại thủy ngân khác gọi là methyl thủy ngân. nó có thể xâm nhập vào cơ thể qua da. methyl thủy ngân được tìm thấy trong thực phẩm như cá, hải sản.

Ethyl thủy ngân xảy ra khi cơ thể phá vỡ thimerosal. thủy ngân thimerosal là chất bảo quản được sử dụng rộng rãi nhất trong vắc xin.

Thimerosal được sử dụng như một chất chống nhiễm khuẩn, kháng khuẩn. nó được sử dụng một cách an toàn với số lượng lớn. có thể loại bỏ thủy ngân này nhanh hơn so với methyl thủy ngân.

Thủy ngân cũng được tìm thấy trong: Không khí; Nước; Thực phẩm; Ở các khu công nghiệp; Đất; Trám răng; Nhiệt kế; Bóng đèn; Thu*c lá và khói Thu*c lá; Sơn cũ; Pin...

Ngộ độc thủy ngân có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng. những triệu chứng này xuất hiện khi thủy ngân tích tụ dần trong cơ thể bạn một thời gian dài. khi bạn tiếp xúc với một lượng thủy ngân lớn, các dấu hiệu cũng có thể xuất hiện một cách đột ngột.

Ngộ độc thủy ngân xuất hiện một số triệu chứng bao gồm: mệt mỏi; ủ rũ; đau đầu; ho; đau ngực hoặc cảm giác nóng rát; khó thở; viêm mô phổi; hành vì thay đổi như hay cáu kỉnh hoặc dễ bị kích động; thiếu tập trung; giảm trí nhớ; ngứa; mất cảm giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy...

Trong trường hợp ngộ độc nặng, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:

Nhiễm trùng mãn tính

Rối loạn thị giác

Mất ngủ

Tê liệt

Thực phẩm thải độc thủy ngân

Tỏi

Tỏi thường được sử dụng trong các chương trình thải độc thủy ngân tự nhiên. tại mỹ, tỏi là một trong những thảo dược bổ sung được bán chạy nhất và được khuyến khích nên ăn hàng ngày. tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra đủ bằng chứng để chứng minh tác dụng thải độc thủy ngân của tỏi. nhưng họ đều đồng ý rằng hợp chất sulfhydryl trong tỏi có thể hỗ trợ thận loại bỏ lượng thủy ngân tích lũy trong cơ thể.

Rau mùi

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Sử dụng 10g rau mùi mỗi ngày bằng cách ăn sống hoặc nấu nước uống có khả năng giải độc thủy ngân và kim loại nặng nói chung một cách hiệu quả. đây nghiên cứu của bác sỹ yoshiaki omura, chủ tịch viện châm cứu quốc tế thực hiện từ năm 1995. bạn có thể uống nước ép rau mùi hàng ngày hoặc sử dụng rau mùi để chế biến các món salad, rau sống ăn kèm…

Tảo

Theo bài viết "thải độc thủy ngân" được đăng trên tạp chí life extension trực tuyến, tảo bột có thể loại bỏ thủy ngân ra khỏi cơ thể. bạn cũng có thể uống tảo viên hoặc bột tảo.

Tảo có tác dụng thanh lọc ruột, khiến các kim loại nặng như chì, thủy ngân và các độc tố khác tự đào thải ra khỏi cơ thể thông qua đường hậu môn. tuy nhiên, công dụng của tảo trong việc thải độc thủy ngân trong cơ thể vẫn cần được chứng minh thêm.

Bồ công anh

Trong cuốn sách “tổng hợp thảo dược mới” của thầy Thu*c y học cổ truyền david hoffmann, người sáng lập hiệp hội thảo dược mỹ, bồ công anh là một loại thảo dược lợi tiểu. các loại trà bồ công anh sẽ tăng việc đi tiểu để loại bỏ các độc tố. ông cũng khuyên mọi người hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Thu*c lợi tiểu thảo dược, đặc biệt nếu bạn đang dùng Thu*c lợi tiểu.

Dưa chuột

Dưa chuột có công dụng lợi tiểu, có thể làm sạch niệu đạo, góp phần giúp thận thải ra ngoài những chất độc trong ống tiểu. Ngoài ra, dưa chuột còn có tác dụng hỗ trợ giải độc cho phổi, gan và dạ dày.

Cà rốt

Cà rốt là loại thực phẩm thường được dùng để giải độc nói chung và thủy ngân nói riêng, do cà rốt sẽ tìm đến các ion thủy ngân có trong cơ thể, bám dính và giảm nồng độ của các ion thủy ngân đồng thời đẩy nhanh quá trình thải loại ion này khỏi cơ thể.

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/thuc-pham-giup-thai-doc-thuy-ngan-55782.html

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thuc-pham-giup-thai-doc-thuy-ngan/20210710023332072)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Mụn là bệnh do nang lông - tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm tiết nhiều bã nhờn trong khi miệng nang lông lại bị bít kín do tăng sừng hóa, chất bã nhờn bị ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn.
  • Giun chui ống mật thuộc chứng “hồi quyết” của YHCT. Người bệnh có biểu hiện đột nhiên đau dữ dội vùng bụng trên, đau quặn nhói từng cơn...
  • Gần đây, khi ra TP.Phan Thiết, tranh thủ ra thăm “6 gian hàng bán Thuốc Nam đặc biệt”, như một anh bạn dân địa phương trầm trồ. Thực ra, sự trầm trồ này tôi đã từng được nghe từ một số lương y ở đây cách nay nhiều năm trước.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị Thu*c chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.
  • Theo Đông y, cây hoa hòe vừa là cây cảnh, vừa là cây làm Thuốc rất phổ biến ở nước ta. Hoa hòe có tính thanh nhiệt, cầm máu và an thần nhẹ.
  • Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp, với biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt buốt, bí tiểu, nước tiểu đục, tiểu ra máu,…
  • Theo Đông y, rau mùi có vị cay, tính ấm, mùi thơm, tác dụng phát tán thấu chẩn (làm ra mồ hôi, làm cho nốt ban mau phát ra ngoài), giảm độc,
  • Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm dạ dày, khó tiêu,…
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY