Thanh niên các xã vùng cao biên giới quảng trị đã cùng chung sức với lực lượng bộ đội biên phòng dựng lên những ngôi nhà bán kiên cố theo dạng nhà sàn, để trưng dụng làm chốt gác dọc đường biên chống covid-19, thay vì những nhà bạt dã chiến tạm bợ trước đó...
Từ khoảng đầu tháng 3, khi dịch covid-19 rục rịch xâm nhập nước ta, những chốt gác biên phòng được lập khắp đường biên để chống dịch. từ đây, những anh lính quân hàm xanh không còn được ngủ trong đồn, doanh trại mà phải ra nằm trong lán dã chiến, giữa núi đồi hoang vu, chắn ngang những đường mòn, lối mở...
theo đại úy hoàng xuân biên, đã triển khai duy trì 84 chốt cố định, 23 tổ cơ động với sự tham gia của hơn 400 cán bộ, chiến sĩ biên phòng và 126 dân quân, công an các xã biên giới để ngăn chặn hoạt động xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới. đã có 10/84 vị trí chốt được dựng lại thành nhà bán kiên cố; phấn đấu đến cuối tháng 9 đầu tháng 10, toàn bộ chốt còn lại cũng phải xong... |
Cũng theo đại úy Biên, mới đây, xác định công tác chống dịch còn lâu dài, chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Trị đã có chủ trương mới, yêu cầu “bán kiên cố” lại các chốt gác đường biên. Vì điều kiện vùng cao nên những điểm chốt sẽ được xây dựng theo dạng nhà sàn, có khu sinh hoạt bếp, bằng tre, tranh và gỗ tràm...
Chị trần thị thu, bí thư tỉnh đoàn, cho biết: “mùa mưa bão sắp đến rồi, các chiến sĩ biên phòng sẽ chốt gác thế nào trong những chiếc lán dã chiến đơn sơ thế. việc kiên cố lại các chốt gác là cơ hội không thể tốt hơn để các thanh niên tương trợ cho những người lính biên phòng”.
Gần như ngay lập tức, những lời kêu gọi của Tỉnh đoàn Quảng Trị đã hướng ngay về tuổi trẻ 2 huyện vùng cao Quảng Trị, có đường biên đi qua là Đakrông và Hướng Hóa.
Chốt gác đầu tiên bán kiên cố được dựng nên nhờ sự góp công của nhiều người ở xã A Vao (H.Đakrông, Quảng Trị) |
Đồn biên phòng A Vao (H.Đakrông) là đơn vị đầu tiên thực hiện việc kiên cố chốt gác đường biên chống Covid-19 của BĐBP Quảng Trị.
Theo đại úy nguyễn văn chinh, chính trị viên phó đồn biên phòng a vao, dù mới mẻ nhưng công việc hết sức hanh thông do sự chung tay của thanh niên và người dân địa phương. “sức vóc những người lính đồn rừng như chúng tôi, không phải không tự làm được, nhưng khi có nhân dân, mọi việc trở nên đơn giản. ví như các bạn trẻ ở đây, người có sức giúp sức, người có vật liệu thì ủng hộ vật liệu (tre, nứa, thép buộc...)”, đại úy chinh nói.
Nhưng thứ mà đại úy Chinh “kết” nhất từ nguồn lực đồng bào chính là những bó lá tranh, dùng để lợp mái. “Không chỉ thanh niên mà các mẹ, các chị mỗi hôm đi rẫy về cũng không quên gùi thêm bó lá tranh ấy để tặng cho biên phòng xây dựng chốt. Đây là loại cây mọc tự nhiên sẵn có ở đồi núi, khi lợp sức chịu đựng thời tiết khá bền”, đại úy Chinh cho hay.
Dù háo hức khoe rằng mô hình chốt gác bán kiên cố của đồn A Vao vừa được nhân rộng trên toàn tuyến miền núi và được Chỉ huy trưởng BĐBP biểu dương nhưng anh Chinh còn vui hơn khi biết rằng, từ đây, có được chốt gác tử tế, đồng đội mình sẽ có nơi ăn ở đàng hoàng, không sợ nắng gắt, mưa to, rắn rết, sên vắt...
Và theo như kế hoạch được ban ra thì tất cả xã biên giới ở Đakrông và Hướng Hóa đều đã thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện (mỗi đội hình từ 5 - 7 thành viên) để phối hợp với đoàn thanh niên các đồn biên phòng kiên cố hóa chốt chống dịch biên giới.