Phóng sự hôm nay

Tết với những người lính xa nhà

Năm nào trước Tết, tôi cũng cố làm 2 việc, một là ra Hà Nội một cú... hưởng rét.

Ðã sống ở miền Bắc cả một thời niên thiếu, ký ức trong tôi là những cơn rét quắt ruột, để đến giờ, nếu được chọn được ra miền Bắc mỗi năm một lần thì tôi toàn chọn vào mùa rét, chứ không phải mùa thu, vốn nó tạo cho các thi sĩ ấn tượng hơn. Và việc thứ 2 là đi một vòng biên giới Tây Nguyên. Tây Nguyên giờ đang mùa khô, bụi mù mịt phía thăm thẳm mịt mù ấy.

Năm nay, tôi lại cùng Trung tá Thái Bá Mão, Trưởng ban Tuyên huấn Binh đoàn 15 đi lên vùng biên giới Đức Cơ và Chư Prông, ghé 3 đơn vị thuộc Binh đoàn là Công ty 72, Trung đoàn Kinh tế Quốc phòng 710 và Công ty Bình Dương.

Đường lên biên giới mùa này thông thốc gió. Những bông dã quỳ muộn phơ phất, những cụm hoa khô chĩa lên trời nhuộm bụi đỏ. Nhưng xuyến chi thì trắng, cứ muôn muốt giữa lá xanh và nhụy vàng. Đây là 2 loại hoa bền bỉ sống với Tây Nguyên suốt chiều dài mùa khô khốc liệt. Càng gió, nắng, khô khát càng bung nở hết mình.

Và thực ra thì tây nguyên chỉ có 2 mùa rõ rệt, là mùa khô và mùa mưa, những cái mùa “vật chất”. còn mùa truyền thống xuân hạ thu đông thì nó hết sức mờ nhạt. cái mùa xuân cả nước đang hân hoan này thì tây nguyên đang đỉnh của mùa khô. từ xứ bắc vào nhớ quắt quay những cơn lạnh, những sáng mưa phùn, những chiều vần vụ, và cái tở mở, tưng bừng của mùa xuân đang rộn ràng phía quê nhà...

Chỉ huy Trung đoàn 710 và già làng H’lâm.

Đang có nhiều ý kiến về các đơn vị quân đội làm kinh tế. binh đoàn 15 là một đơn vị như thế. nhưng có đi chuyến này mới biết thêm, thứ nhất là những nơi quân của binh đoàn đứng chân đều là rừng xanh núi đỏ. ngay bây giờ, khi giao thông đã trở thành một điều đã rất hiển nhiên, thông thường, tức hang cùng ngõ hẻm cũng đã có đường trải tới, thế mà để vào mấy đội sản xuất của một số công ty, trung đoàn trên, nhiều đoạn chúng tôi phải xuống xe giúp tài xế xử lý. hàng mấy chục cây số xe xóc như thời chúng tôi ngồi xe uoát xuống làng thuở mấy chục năm trước. nếu không có lính này, chắc chả ai vào đấy mà sản xuất, trừ... lâm tặc. thứ hai là nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc của lính này vẫn rất nặng nề. biên giới cứng, biên giới mềm, lên đến công ty 72, nghe thiếu tá nguyễn cảnh quang, giám đốc công ty giải thích mới hiểu. lính của binh đoàn tham gia vào cả hai việc ấy, là thiết lập và bảo vệ cả biên giới cứng biên giới mềm. nhìn mối quan hệ giữa các công ty đơn vị của trung đoàn với các đồn biên phòng trên địa bàn cũng đủ hiểu thế trận ấy. hôm tôi ghé trung đoàn kinh tế quốc phòng 710, anh em làm một “bữa tươi”, vừa là để xem bóng đá, trận lượt về việt nam - philippine, vừa để... đón khách. và té ra, khách không chỉ là chúng tôi, mà còn có cả anh em đồn biên phòng 731, nhẽ ra có cả đồn 729 nhưng hôm ấy đồn cũng có việc. và vị khách hết sức đặc biệt và thú vị đối với tôi nữa là già làng ksor h’lâm. đặc biệt và thú vị là bởi, ở tây nguyên ấy, dù là theo chế độ mẫu hệ nhưng già làng lại toàn là... đàn ông. ngàn năm rồi vẫn thế. tưởng là ngàn năm nữa vẫn vậy, thì xuất hiện bà h’lâm này. nguyên là thượng úy quân đội, 13 tuổi đã đi làm giao liên, rồi được ra miền bắc học, năm 1973 nằng nặc đòi trở về nam chiến đấu vì ở miền bắc... lạnh quá, ch*t mất, mà ch*t như thế thì... không được là liệt sĩ. và rồi, không thành liệt sĩ mà thành già làng. 74 tuổi nhưng hết sức minh mẫn và nhanh nhẹn. không phải dễ mà được bầu làm già làng, được cả dân làng quý trọng, nói dân nghe, có việc thì dân hỏi. và gặp bà mới biết, bà hết sức có uy tín, với dân làng, với chính quyền và với anh em bộ đội. tôi biết chuyện về bà đã lâu, và vì thế khi được gặp bà, cùng ăn chiều rồi xem bóng đá, thú vị vô cùng. được biết bây giờ ở tây nguyên, ngoài bà h’lâm, còn 2 nữ già làng nữa. là mới nghe nói thế chứ bằng xương bằng thịt thì tôi mới gặp mỗi bà h’lâm, hôm ấy.

Già làng Tây Nguyên hiểu theo một cách nôm na nhất thì đấy là một người... già, tất nhiên, nhưng không cứ là phải già nhất làng, vì họ còn phải có uy tín. Mà ở xã hội Tây Nguyên ngày xưa, người có uy tín chính là người biết giải mã các giấc mơ, biết thay dân làng đối thoại với Giàng với thần linh, biết hành xử một cách thông minh nhất, đúng nhất, hợp với quyền lợi số đông nhất giữa cộng đồng làng, biết giúp dân làng tìm đất lập làng, xử lý việc chiến tranh, dịch bệnh, có uy để giải quyết các vấn đề từ lớn đến nhỏ trong làng...

Chúng ta biết xã hội Tây Nguyên xưa gần như khép kín, ứng xử với nhau trong cộng đồng theo luật lục, vì thế vai trò của già làng là vô cùng quan trọng. Nó cũng là nơi sinh ra các hủ tục, có hủ tục như là tội ác như đổ chì, lặn nước, xử loạn luân... nhưng đồng thời nó cũng làm cho tôn ti trật tự của làng được giữ vững, cấu kết làng trong một chỉnh thể thống nhất, vững bền... nhờ thế mà dù còn rất lạc hậu, thô sơ, dù thường xuyên du canh du cư, thường xuyên đứng trước nguy cơ dịch bệnh hoành hành dẫn đến có thể xóa sổ cả cộng đồng... nhưng các làng Tây Nguyên đã tồn tại và giữ được nhiều phong tục tập quán, cách ứng xử với nhau, với tự nhiên rất hợp lý và hợp quy luật sống...

Nội dung quan trọng nhất của luật tục Tây Nguyên là duy trì và củng cố quan hệ cộng đồng. Người ta quan tâm đến việc giữ gìn trật tự xã hội, chống lại tệ ăn cắp, gây rối, to tiếng cãi vã, xô xát. Để cho xã hội yên ổn, luật tục chú ý đến việc gìn giữ các phong tục tập quán, các tục lệ trong việc cưới xin ma chay, bỏ mả, cúng bến nước... Cộng đồng ngăn cấm các tội phạm về tính dục cũng là để giữ gìn sự trật tự và ổn định xã hội vì rằng những hành động ngoại tình gian dâm sẽ gây rối ren cho xã hội. Đặc biệt loạn luân là một mối lo sợ trầm trọng của người Tây Nguyên vì họ cho rằng nó sẽ dẫn đến những tai họa khủng khiếp như hạn hán, mất mùa, dịch bệnh, cháy làng... Trong mối quan hệ với tự nhiên chẳng hạn, luật tục nhiều nơi quy định chặt một cái cây phải đền 3 cây... Tất nhiên luật tục trước khi thực thi phải có người nghĩ ra nó, rồi đưa ra làng thảo luận, làng thông qua xong thì phải có người chủ trì thực thi, người đó chính là già làng.

Điều quan trọng là, đi hết các đơn vị của binh đoàn, ngoài việc họ quan hệ rất mật thiết với các đồn biên phòng trên địa bàn thì họ cũng rất thân thiết, như (hoặc hơn) người nhà với các già làng trong khu vực. Đây chính là đầu mối để họ bám dân, vừa hoàn thành nhiệm vụ, nhưng cái chính là giúp dân cả vật chất và tinh thần, đưa đời sống văn hóa mới, văn minh vào các thôn làng vùng sâu vùng xa. Nên cái việc đội trưởng sản xuất kiêm luôn thôn trưởng là... hết sức bình thường.

Hôm vào đội 21 của công ty 72 mới thấy những khó khăn đến khắc nghiệt mà lính thời bình đang “hưởng”. nơi đây là khu đất bạc không có dân, bộ khung ban đầu làm lán ở và những cái lán ấy giờ vẫn được tận dụng. cũng chưa lâu la gì, mới được thành lập năm 2011. không có nước, thuê đào một cái giếng sâu 80 mét. hội trường của đội nhường cho 2 lớp mẫu giáo học, cô giáo đi dạy gần 20 cây số. năm ngoái tôi vào công ty 716, chứng kiến cảnh nhà trẻ đón cháu từ... 12 giờ đêm. ở đây độc đáo hơn, cũng đón cháu từ 12 giờ đêm, vào lớp cháu ngủ cô thức. 5 giờ bố mẹ từ lô về đón con, 7 đến 9 giờ sáng lại mang con đến gửi. trung úy phạm đức phước, đội trưởng giải thích, nơi nào gia đình trẻ thì phải gửi kiểu ấy, còn nếu gia đình lâu năm, vài ba thế hệ thì có thể bà giữ cháu, chị giữ em... nên không có cảnh gửi con vừa hài hước vừa khốn khổ ấy.

Đội này cách thôn Cửa khẩu, nơi về danh nghĩa là nơi cư trú của công nhân ở đây, đến 20 cây số, nên coi như đội trưởng kiêm luôn... thôn trưởng. Ở đây cũng chưa có trường học, mà phải ra xã Ia Dom học, thế là công ty thêm một khoản là mỗi tháng bỏ ra 18 triệu thuê xe chở các cháu con công nhân đi học. Nhu yếu phẩm, đồ ăn thức uống, cũng chở từ thị trấn vào, cho công nhân mua kiểu ứng, có lương thì trừ vào.

Lớp học trong hội trường đội sản xuất.

Thực hiện tốt chủ trương “Phát triển vườn cây đến đâu xây dựng cụm dân cư đến đấy”, Công ty 72 và các đơn vị của binh đoàn 15 luôn chủ động phối hợp với địa phương xây dựng các cụm dân cư, đồng thời bố trí các đội sản xuất theo dọc tuyến biên giới tạo thế bố trí liên hoàn trong khu vực phòng thủ, vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất vừa đảm bảo mục tiêu an ninh quốc phòng, tổ chức các cụm điểm dân cư gắn với đội sản xuất, đan xen các buôn làng theo tuyến vành đai biên giới tạo phên dậu vững vàng đảm bảo thế trận quốc phòng an ninh. Cái đội 21 của Trung úy Phước mà tôi vào thăm là một điểm như thế.

Lại cũng đang có ý kiến về việc phát triển ồ ạt cây cao su, rồi phá rừng nghèo làm cao su. Thực ra thì, là nói những vùng đất có dân ở, những vùng đất ở dưới thấp, chứ các đơn vị của binh đoàn, thứ nhất là đã làm từ rất lâu rồi, thứ hai là toàn ở những vùng sát đường biên, mà nếu không có bộ đội thì, như đã nói ở trên, chỉ có... lâm tặc. Các đơn vị của binh đoàn toàn đóng quân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đặc biệt khó khăn, hai vai hai nhiệm vụ nên cái sự phát triển cao su của thời ấy nó cũng là hợp nhẽ. Cũng cao su mênh mông, các công ty quốc doanh khác toàn phát triển ở những vùng đất đẹp, bám đường, bám khu dân cư...

Và theo Thiếu tá Nguyễn Cảnh Quang, việc công ty của anh phát triển sang Campuchia cũng không chỉ đơn thuần là làm kinh tế...

Quen nhau từ trước, nên khi gặp nhau, Thượng tá Bình, Bí thư Đảng ủy Công ty Bình Dương đưa chúng tôi xuống đội sản xuất ngay. Đơn vị anh đóng trên 4 xã của huyện biên giới Chư Prông là Ia Tôr, Ia Me, Ia O, Ia Puch. Những cái tên nếu không quen sẽ rất khó đọc cho đúng. Người dân tộc thiểu số chiếm đến 73% quân số toàn đơn vị, trong đó người Jrai bản địa chiếm 46%. Đội 4 của Công ty Bình Dương chẳng hạn, chỉ có 13 người Kinh còn lại là người dân tộc bản địa, lương mùa khai thác hơn 5 triệu/ người...

Vui nhất là hôm vào đội 1, Trung đoàn 710, ông đội trưởng Nguyễn Xuân Lực, gọi “ông” vì mới 36 tuổi, mà nhìn già đanh, nước da đen nhẻm bởi đã có 15 năm nếm trải sương gió miền biên giới Ia Mơ, kể vanh vách đội ông có đến... 8 dân tộc gồm Kinh, Jrai, Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao, Cao Lan. Ông còn kể, đưa một người lên biên giới làm công nhân bây giờ rất khó, vì ở quê giờ cũng nhiều việc. Đội trưởng đội 2 - Thượng úy Lê Văn Tuyến - còn kể chuyện, nghe rất buồn và buồn cười nhưng ông cứ cười phe phe là ông về nhà thăm vợ mà tới... 3 ngày mới về tới nhà. Hành trình bình thường là 1 ngày xe máy. Nhưng hôm ấy đi được nửa ngày thì... xe hỏng. Không có đồ sửa, ghé nhà bạn, thấy bạn làm... thịt chó. Thế là... ngồi vào. Hôm sau vác xe máy chất lên xe đò. Chạy một đoạn thì bị cây gạt, tất cả đồ trên mui xe rớt xuống. Gửi xe máy lại, đi bộ, vừa đi vừa vẫy xe đi nhờ. Đi nhờ năm bảy phương tiện, cách nhà 7 cây số thì gọi vợ, vợ mới đẻ, không đón được, thế là... đi bộ tiếp.

Cái lạ là, ông này kể chuyện ấy mà cứ tươi rói. bảo, thế nó quen rồi. tết này, chắc lại thế. chỉ sợ về con nó không nhận ra...

Những thời bình ở biên giới tây nguyên, tết không phải ở nhà, mà đa phần là ở đơn vị. ngoài tổ chức cho cán bộ chiến sĩ trong công ty thì điều quan trọng là, tổ chức tết và thăm hỏi bà con trên địa bàn. nên khi chúng ta đang vui vẻ du xuân, thì ở phía núi cao mờ sương kia, họ vẫn xa nhà...

Mùa xuân cả nước đang hân hoan thì tây nguyên đang đỉnh của mùa khô. từ xứ bắc vào nhớ quắt quay những cơn lạnh, những sáng mưa phùn, những chiều vần vụ, và cái tở mở, tưng bừng của mùa xuân đang rộn ràng phía quê nhà...

Bài và ảnh: Văn Công Hùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tet-voi-nhung-nguoi-linh-xa-nha-n153369.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY