Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Chán nản, lo sợ khi xa nhà, có phải em bị trầm cảm?

Em là sinh viên năm 1, đang trọ học ở TPHCM. Trong lần đầu về thăm nhà, em có cảm giác lo sợ, buồn chán, tưởng chừng như không bao giờ vui lên được nữa...

Chào các BS,

Em là sinh viên năm 1, đang trọ học ở TPHCM. Cách đây 3 tháng, trong lần đầu về thăm nhà, em sợ phải lên TP học tiếp vì môi trường lạ lẫm. Em có cảm giác lo sợ, buồn chán mọi thứ, tưởng chừng như không bao giờ vui lên được nữa, kèm theo đó là tim đập nhanh.

Em lên TP học và đi khám ở khoa tim mạch TT Hòa Hảo, phát hiện bị hở van tim 2 lá 1/4 rồi uống Thu*c theo chỉ định của bác sĩ. Dùng Thu*c khoảng một tháng thì em thấy đỡ hơn nhiều vì phần nào cũng dần dần quen với môi trường mới, cảm giác chán nản, lo sợ cũng dần hết. Lần về thăm nhà gần đây, em bị ám ảnh bởi cảm giác như lần đầu, tiếp đó lại thấy chán nản, tuyệt vọng. Em lên mạng tìm hiểu thì thấy bệnh của em giống với trầm cảm.

Có phải em bị bệnh trầm cảm không AloBacsi?Thu*c đã uống: ospen, mipisul, mg B6.Em phải làm sao ạ? Em cần một lời khuyên.

(V. Nhơn, 18 tuổi)

Ảnh minh họa

Chào em Nhơn,

Những biểu hiện mà em nêu trong thư như cảm giác lo sợ, , buồn chán mọi thứ, tưởng chừng không thể vui lên được, tim đập nhanh… cho thấy đây là trạng thái lo âu, trầm cảm.

Nếu những biểu hiện này chỉ xảy ra trong lần đầu tiên (trong hoàn cảnh sau khi 3 tháng phải trọ học) và sau đó giảm dần rồi trở về bình thường (khi em đã bắt đầu thích nghi dần với cuộc sống mới) thì tình trạng của em có thể chỉ là một rối loạn thích ứng. Nhưng nếu những biểu hiện này chỉ giảm mà không hết hẳn, đồng thời lại xuất hiện trở lại nhiều hơn khi em trở về nhà chơi lần thứ 2 thì có thể đây là bệnh cảnh rối loạn lo âu trầm cảm.

Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của em, cụ thể là việc học hành và các mối quan hệ xã hội, đồng thời có thể dẫn em đến những suy nghĩ và hành vi tiêu cực một cách không kiểm soát (lạm dụng chất gây nghiện, tự gây thương tích cho bản thân, Tu tu…).

Muốn cải thiện được tình trạng trên, bệnh cần được điều trị đúng và sớm. Việc điều trị bao gồm sử dụng Thu*c kết hợp với tâm lý trị liệu. Để quá trình điều trị hiệu quả, Thu*c được chọn phải phù hợp với tình trạng mức độ bệnh lý, thể chất và quan trọng là phải duy trì ở 1 liều thích hợp (có hiệu quả và không có tác dụng phụ) trong một thời gian đủ lâu để tránh tái diễn và tái phát bệnh.

Toàn bộ quá trình điều trị nên được theo dõi chặt chẽ bởi 1 BS chuyên khoa tâm thần. Những Thu*c em đang sử dụng có thể giảm bớt các triệu chứng một cách tạm thời nhưng không giải quyết triệt để căn bệnh này.

Do vậy, tốt nhất lúc này em nên đến khám với BS chuyên khoa để được đánh giá chính xác và có phương cách điều trị thích hợp.

Chúc em sớm cải thiện được tình trạng trên!

BS-CK2 Phạm Quỳnh Diệp

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/chan-nan-lo-so-khi-xa-nha-co-phai-em-bi-tram-cam-n65665.html)

Tin cùng nội dung

  • Trầm cảm nhẹ và vừa phải là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với những thăng trầm của cuộc sống.
  • Những phụ nữ có cuộc sống tinh thần không ổn định bị mắc những bệnh thận mạn tính nhiều hơn 20% so với những phụ nữ khác.
  • Việc dạy dỗ, giáo dục một đứa con tự kỷ trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
  • Có đến 15% người trưởng thành bị trầm cảm. Dấu hiệu bệnh đôi khi rất thông thường nên mọi người dễ dàng bỏ qua.
  • Các nhà khoa học Hà Lan vừa cho biết một trong những phương pháp có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm ở người cao tuổi là dùng ánh sáng trị liệu.
  • Không chỉ người già bị bệnh trầm cảm mà ngày càng nhiều học sinh, sinh viên cũng mắc bệnh này. 7 cách sau sẽ giúp bạn có trạng thái tinh thần tốt.
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) sau khi khảo sát ở 5.785 người tại Mỹ trong 10 năm.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY