Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tiêm bổ sungvaccine phòng bại liệt

Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000. Tuy nhiên, gần đây bệnh bại liệt lưu hành tại một số quốc gia, tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bại liệt chưa cao và không đồng đều tại các địa phương, nên Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai tiêm vaccine phòng bệnh bại liệt trên phạm vi cả nước.

H.HOA

việt nam đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000. tuy nhiên, gần đây bệnh bại liệt lưu hành tại một số quốc gia, tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bại liệt chưa cao và không đồng đều tại các địa phương, nên bộ y tế đã chỉ đạo triển khai tiêm vaccine phòng bệnh bại liệt trên phạm vi cả nước.

cán bộ y tế tiêm vaccine ipv cho trẻ em tại quận bình thủy (ảnh chụp năm 2018).

Gia tăng ca bệnh bại liệt ở một vài quốc gia

Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2019 trên toàn cầu có 3 quốc gia vẫn còn lưu hành dịch bại liệt hoang dại (tuýp 1), đó là Pakistan, Afghanistan và Nigeria với tổng số 168 trường hợp. Năm 2019 cũng tiếp tục ghi nhận sự gia tăng số ca mắc bại liệt tuýp 1 và tuýp 2 ở trẻ em do virus có nguồn gốc vaccine biến đổi di truyền (cVDPV). Cụ thể có 11 trường hợp cVDPV tuýp 1 và 291 trường hợp cVDPV tuýp 2. WHO đánh giá đây là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do tỷ lệ tiêm chủng thấp và tình trạng vệ sinh kém trong nhiều năm qua tại các quốc gia này. Ðồng thời, WHO cũng khuyến cáo các quốc gia trong khu vực tăng cường đủ 3 liều vaccine bOPV trong tiêm chủng thường xuyên cho trẻ dưới 1 tuổi và tiêm chủng bổ sung mũi vaccine IPV (gồm 3 tuýp 1, 2, 3) phòng bệnh bại liệt cho trẻ dưới 5 tuổi.

Tại việt nam, ca bệnh bại liệt cuối cùng được ghi nhận vào năm 1997. trong suốt 20 năm qua, việt nam bảo vệ thành công thành quả thanh toán bệnh bại liệt. tuy nhiên, việc bảo vệ thành quả này đang đứng trước thách thức lớn về sự xâm nhập của các ca bại liệt trong khu vực và trên thế giới, nhất là trong bối cảnh giao lưu quốc tế, tâm lý lo ngại về phản ứng sau tiêm chủng nên việc thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em đạt trên 95% còn nhiều khó khăn... ðiều này đòi hỏi việt nam cần phải tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bại liệt cao ở tất cả các tuyến.

Vẫn còn nguy cơ

Tại việt nam, vaccine phòng bệnh bại liệt (opv) được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1985. vaccine opv được sản xuất trong nước bao gồm 3 tuýp 1, 2, và 3 (topv). lịch uống 3 liều vaccine phòng bệnh bại liệt được áp dụng cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi cho đến tháng 5-2016. tỷ lệ uống 3 liều vaccine luôn đạt trên 90% từ năm 1993 và liên tục duy trì ở mức cao trong nhiều năm qua.

Từ tháng 6-2016, việt nam thực hiện chuyển đổi sử dụng vaccine uống bại liệt từ 3 tuýp (topv) thành 2 tuýp (bopv gồm tuýp 1 và 3) trên toàn quốc cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi. ðồng thời triển khai tiêm 1 mũi vaccine bại liệt (ipv bao gồm tuýp 1, 2 và 3) cho trẻ 5 tháng tuổi trên toàn quốc từ tháng 9-2018. tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng vaccine bại liệt chưa cao và không đồng đều tại các địa phương; tỷ lệ tiêm vaccine ipv ước thực hiện trong năm 2019 chỉ đạt khoảng 85%.

Theo Bộ Y tế, trong giai đoạn từ khi ngừng sử dụng vaccine tOPV vào tháng 5-2016 đến thời điểm triển khai vaccine IPV vào tháng 9-2018, có khoảng 3,4 - 4 triệu trẻ thuộc diện đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm IPV để phòng bệnh bại liệt do virus tuýp 2. Theo đánh giá tồn lưu miễn dịch với bại liệt do WHO thực hiện trong năm 2017-2018 trên nhóm đối tượng chưa được tiêm chủng vaccine IPV, chỉ có 13,1% nhóm trẻ nêu trên có kháng thể virus kháng bại liệt tuýp 2. Tồn lưu miễn dịch này giảm nhanh sau 4 tháng theo dõi bởi phần lớn là kháng thể do mẹ truyền. Do đó, Ủy ban Nghiên cứu về bại liệt của WHO đã khuyến cáo về sự cần thiết của việc tiêm chủng vaccine IPV ở Việt Nam.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Dự án tiêm chủng mở rộng đã đề xuất các tổ chức quốc tế hỗ trợ vaccine bại liệt tiêm từ 2016. Tuy nhiên do thiếu hụt nguồn cung ứng nên chưa thể thực hiện. Trong quý IV-2019, Liên minh toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI) đã đồng ý hỗ trợ Việt Nam vaccine IPV và vật tư để triển khai hoạt động tiêm bù vaccine IPV cho những trẻ chưa được tiêm trước khi triển khai tiêm IPV trong tiêm chủng thường xuyên. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động phòng ngừa nguy cơ dịch bại liệt quay trở lại và đảm bảo giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt.

CẦN THƠ:
Tiêm bổ sung vaccine bại liệt IPV từ ngày 14 đến 17-9-2022

Ngày 29-7-2022, ubnd tp cần thơ ban hành kế hoạch số 163/kh-ubnd triển khai tiêm bổ sung vaccine bại liệt (ipv) năm 2022. mục tiêu đạt tỷ lệ ≥ 95% đối tượng được tiêm bổ sung một mũi vaccine bại liệt ipv trên quy mô toàn thành phố. triển khai dưới hình thức tiêm chủng bổ sung tại các điểm trường học và tiêm vét tại trạm y tế. tổng số đối tượng tiêm vaccine ipv dự kiến là 28.659 trẻ.

Ðối tượng tiêm bù là trẻ sinh từ ngày 1-3-2016 đến ngày 28-2-2018 chưa được tiêm vaccine ipv trong tiêm chủng thường xuyên. không tiêm vaccine ipv cho những đối tượng đã được tiêm vaccine phối hợp có chứa thành phần bại liệt trước đây.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/tiem-bo-sung-vaccine-phong-bai-liet--a149945.html)

Chủ đề liên quan:

phòng bại liệt tiêm vaccine

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY