Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tiêm cuốn chiếu, tạo miễn dịch cộng đồng

Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo tiêm chủng quốc gia đã chỉ ra  tình trạng một số địa phương tiến độ tiêm chủng vaccine chậm so với số lượng vaccine được phân bổ. 1 tuần trở lại đây, tốc độ tiêm chủng đã nhanh hơn, tuy nhiên nếu tính tỷ lệ phần trăm so với số vaccine đã được phân bổ thì vẫn thấp. Vậy tại sao lại có sự chậm trễ trong tiêm chủng vaccine cho cộng đồng?

Khó khăn về nhân lực

Theo tổng hợp, đánh giá của cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo tiêm chủng quốc gia cho thấy, tiến độ thực hiện tại một số địa phương còn rất chậm so với số lượng vaccine được phân bổ.

Tại Đồng Nai, kế hoạch tiêm 311.260 liều vaccine đợt 4 (29/7 – 15/8), nhưng đến ngày 10/8 mới hoàn thành khoảng 40%. Trước đó Đồng Nai đã tiêm 3 đợt với hơn 77.000 liều vaccine. Trong khi theo kế hoạch của UBND tỉnh, từ cuối tháng 7/2021 đến hết quý I/2022, tỉnh cần ít nhất 4 triệu liều để tiêm cho hơn 2 triệu người trên 18 tuổi.

Bác sĩ Trần Thanh Thảo, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang cho biết đến nay, Tiền Giang đã được Bộ Y tế phân bổ 15 đợt vaccine phòng Covid-19 với tổng cộng 234.970 liều và đã tổ chức tiêm cho khoảng 100.000 người. Do tiến độ tiêm hiện quá chậm (chỉ đạt khoảng 5.000 người/ngày) nên Sở Y tế phải ban hành văn bản đôn đốc, yêu cầu các địa phương tăng tốc độ tiêm chủng. Tính đến nay, Tiền Giang đã ghi nhận gần 5.000 người nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 1,9% số ca mắc đã Tu vong.

Tại tỉnh bình dương, tỷ lệ người dân được tiêm vaccine cũng còn rất hạn chế, trong khi tỉnh tập trung rất lớn người lao động tại các khu công nghiệp. theo báo cáo của sở y tế tỉnh bình dương, hiện một số địa phương đã tiêm hết lượng vaccine được phân bổ, các địa phương khác chỉ còn lại 1-2 ngày tiêm nữa cũng sẽ hết.

Bác sĩ Tô Thành Tài, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Tây Ninh cho biết: Ở thời điểm Tây Ninh bắt đầu ghi nhận dịch bệnh, nhân lực y tế phải căng sức trên khắp các mặt trận, trong khi lực lượng y tế của tỉnh quá mỏng... “Tuy nhiên, những ngày gần đây, ngành y tế Tây Ninh đã dồn sức huy động tất cả các lực lượng. Nhân lực y tế đang rất thiếu, chúng tôi huy động thêm lực lượng giáo viên, thanh niên, dân quân…tập trung ở khâu tiếp đón, còn lực lượng y tế sẽ chỉ thực hiện việc tiêm chủng” - ông Tài nói.

Tương tự như vậy, bs. bạch thái bình - giám đốc cdc đồng nai thông tin, nhân lực y tế thiếu dẫn đến tốc độ tiêm vaccine covid-19 chậm, đến nay tỉnh đồng nai mới tiêm được hơn 100.000 liều vaccine, còn gần 200.000 liều chưa được tiêm. “khó khăn nhất trong công tác tiêm vaccine phòng covid-19 là không có đủ nhân lực, đặc biệt là thành phố biên hoà. mặc dù bộ y tế đã hỗ trợ hơn 200 nhân lực cho tỉnh, nhưng lực lượng này chỉ thực hiện công tác lấy mẫu bệnh phẩm, không thể thực hiện công tác tiêm chủng. bên cạnh đó, đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 77 nhân viên y tế mắc covid-19 nên nhân lực càng khó khăn”.

Tăng tốc

Nhận định về công tác tiêm chủng vaccine Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo nguyên tắc nhanh nhất, sớm nhất, an toàn nhất. Vừa qua, ngành y tế đã rà soát và đã điều chỉnh các quy trình khám sàng lọc, đối tượng tiêm cũng như thời gian chờ đợi sau tiêm chủng để tạo thuận lợi cho người dân được tiêm chủng.

Tại Tây Ninh, với chiến thuật “nở hoa” – chọn 2-3 xã gần nhau, bố trí 1 điểm tiêm đủ rộng, thực hiện nghiêm giãn cách, mời người dân đến tiêm qua tin nhắn điện thoại…Theo tính toán của Sở Y tế tỉnh Tây Ninh thì tốc độ tiêm đã đạt hơn 11.000 liều/ngày, với những ngày đầu tháng 8 đã tăng lên rất nhiều. Ông Trần Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng, với tốc độ tiêm chủng như hiện nay, Tây Ninh sẽ tiêm hết vaccine được Bộ Y tế theo đúng thời gian.

Đối với tỉnh trà vinh, ngay sau khi bộ y tế chỉ ra đây là một trong những địa phương có tốc độ tiêm chủng chậm, sở y tế tỉnh này đã có văn bản thay đổi thời gian triển khai kế hoạch tiêm vaccine trên địa bàn, theo đó, đợt tiêm vaccine thứ 6 tại đây sẽ được triển khai vào ngày 11, 12/8 thay cho 17-18/8 như trước đó.

Trong những động thái đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các địa phương cần xây dựng ngay kế hoạch tiêm chủng tổng thể đến quý IV/2022 để trên cơ sở đó, từng đợt vaccine nhận về triển khai tiêm chủng ngay, nhanh nhất, sớm nhất và an toàn nhất. Đồng thời, yêu cầu các địa phương bố trí cả điểm tiêm cố định và lưu động, càng nhiều điểm tiêm càng tốt. Đối với từng đợt vaccine về, các địa phương cần thực hiện hình thức vaccine về đến đâu tiêm ngay tới đó, tránh thực trạng có nơi nhận vài chục nghìn liều vaccine nhưng tiêm cả tuần không hoàn thành.

Liên quan đến vấn đề chậm tiến độ tiêm chủng vaccine, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: Đối với tỉnh, thành phố triển khai tiêm chậm, sau ngày 15/8 tiêm không hết lượng vaccine đã được phân bổ thì Bộ Y tế chủ động điều chuyển cho các đơn vị khác.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/tiem-cuon-chieu-tao-mien-dich-cong-dong-5661532.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY