Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, đây là hoạt động thường niên, nhưng năm nay còn ý nghĩa hơn khi Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Hội nghị năm nay được tổ chức trực tuyến nhưng vẫn có đầy đủ đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các tổ chức trong nước và quốc tế, các cán bộ làm công tác chống lao từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đánh giá cao về những nỗ lực và thành tựu mà Chương trình chống lao đã đạt được trong năm 2019, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, đây có thể nói là một năm thành công của chương trình trên tất cả các mặt trọng yếu của chiến lược chống lao về vận động chính sách và cam kết chính trị mạnh mẽ, về khám phát hiện điều trị lao, lao kháng Thu*c, lao/HIV, về thành tựu nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và các phương pháp tiếp cận mới làm tiến để cho một giai đoạn mới mà Việt Nam cam kết với thế giới như một mô hình mẫu về chiến lược chấm dứt bệnh lao.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn yêu cầu Chương trình chống lao quốc gia đề xuất Bộ Y tế chiến lược phù hợp cho giai đoạn mới để định hướng thực hiện Chương trình chống lao quốc gia tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Bên cạnh dự thảo Chỉ thị về tăng cường phòng, chống bệnh lao, tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 và Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bệnh lao giai đoạn 2020 - 2030 báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chương trình cần đề xuất các quy định liên quan đến việc chấm dứt bệnh lao để đưa vào nội dung sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ rõ: “Công tác truyền thông về phòng chống bệnh lao cần phải có những bước đột phá hơn nữa, vận động các cấp chính quyền và cộng đồng tham gia làm sao phát hiện sớm và nhiều nhất các trường hợp lao, điều trị, quản lý với kết quả cao, kể cả lao thường và lao kháng Thu*c”.
Về vấn đề hậu cần Thu*c và trang thiết bị, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị khẩn trương lập kế hoạch năm 2021 và phương án nguồn vốn để bảo đảm đủ Thu*c chống lao, vật tư y tế điều trị cho bệnh nhân lao. Chương trình cần chuẩn bị tốt cho việc chuyển đổi nguồn kinh phí từ nhà nước sang sử dụng kinh phí bảo hiểm y tế cho Thu*c chống lao. Bên cạnh ngân sách nhà nước, Chương trình cần tiếp tục tranh thủ vận động sự ủng hộ từ các đối tác, nhà tài trợ quốc tế cả về kỹ thuật và tài chính... cho công tác phòng, chống lao tại Việt Nam.
Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia Nguyễn Viết Nhung cho biết với chủ đề :“Biến hiểm họa COVID-19 thành cơ hội để Việt Nam chấm dứt bệnh lao vào năm 2030”, Chương trình nhằm kêu gọi mọi người từ cuộc chiến chống COVID-19 hãy chung tay tích cực hơn nữa trong công cuộc phòng, chống bệnh lao.
“Bệnh lao là "kẻ Gi*t người" thầm lặng. Cơ chế lây bệnh lao nguy hiểm hơn COVID-19 vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua đường không khí với các hạt mịn có kích thước từ dưới 5 micro mét, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Hiện nay, hàng năm số Tu vong do lao còn cao hơn nhiều số Tu vong do T*i n*n giao thông. Những người Tu vong do lao chủ yếu do chưa được phát hiện và điều trị kịp thời”, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nhấn mạnh.
Bệnh lao là một bệnh lây nhiễm, tuy nhiên, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu công tác phòng chống lao nhận được sự quan tâm, đầu tư đúng mức, được sự chung tay của các cấp, các ngành và của cả công đồng, mục tiêu loại bỏ bệnh lao vào năm 2030 hoàn toàn có thể thực hiện được.
Bên cạnh đó, công tác truyền thông cần được quan tâm đúng mức để giúp cộng đồng hiểu bệnh lao không đáng sợ như tưởng tượng. Bệnh lao hoàn toàn có thể chữa khỏi được, đó không phải bệnh di truyền nhưng là một bệnh lây truyền. Nếu không phát hiện kịp thời, người thân sẽ là những người bị mắc đầu tiên. Truyền thông cần giúp cộng đồng biết các thông tin: cách để phát hiện bệnh sớm; có những hiểu biết, thực hành và thái độ đúng mực với bệnh và bệnh nhân lao.
Hàng năm, cả nước phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Tỷ lệ khỏi bệnh được duy trì ở mức trên 90% với bệnh nhân lao mới, 75% với bệnh nhân lao đa kháng Thu*c sử dụng phác đồ dài hạn và 80% với bệnh nhân lao đa kháng Thu*c sử dụng phác đồ ngắn hạn.
Các công nghệ mới, Thu*c mới, tiếp cận mới trên thế giới đã được áp dụng hiệu quả cao tại Việt Nam, ngay cả với lao đa kháng và siêu kháng Thu*c. Để có thể phát hiện được nhiều ca mắc lao, Chương trình chống lao quốc gia đã triển khai chiến lược “2X” (Xquang-Xpert) vào phát hiện chủ động đạt hiệu quả cao gấp 7 lần so với phát hiện thụ động hiện nay. Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán mắc lao sẽ được điều trị miễn phí Thu*c chống lao, đối với tất cả các thể lao.
Bệnh lao là nguyên nhân gây Tu vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng, với khoảng 10 triệu bệnh nhân lao mới hàng năm và gần 1,5 triệu người Tu vong do lao trên toàn cầu. Việt Nam hiện vẫn nằm trong 30 quốc gia có bệnh lao và lao kháng đa Thu*c cao nhất thế giới.
Chủ đề liên quan:
bệnh lao bệnh truyền nhiễm chấm dứt chấm dứt bệnh lao năm 2030 phòng chống lao việt nam