Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tìm giải pháp căn cơ xóa bỏ tình trạng Tu tu bằng lá ngón

Nhiều năm qua, tình trạng ngộ độc lá ngón đã và đang là vấn nạn tại các địa bàn miền núi Nghệ An. Những người sử dụng lá ngón để giải quyết bế tắc cá nhân đều là những người trong độ tuổi phát triển, độ tuổi lao động... Phòng chống ngộ độc lá ngón cần được nhìn nhận một cách đầy đủ, đúng căn nguyên và có giải pháp gốc rễ.

Bế tắc, mâu thuẫn là tìm đến lá ngón

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đã xảy ra hàng chục vụ ngộ độc lá ngón. Mới đây, tối 2/6/2020, chị Lỳ Y. M., 25 tuổi, bản Huồi Mới, do mâu thuẫn trong gia đình đã ăn lá ngón Tu tu. Tối ngày 14/6, em Vừ Y. A., 15 tuổi, học sinh THCS, bản Huồi Xái, buồn chán việc gia đình đã ăn lá ngón Tu tu... Ông Vi Văn Cường - Chủ tịch UBND xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) cho hay: Rất đáng buồn là cứ xảy ra mâu thuẫn, bế tắc trong cuộc sống, nhiều người lại tìm đến cái ch*t bằng lá ngón. 6 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn xã chúng tôi đã xảy ra 15 vụ Tu tu bằng lá ngón, trong đó cứu được 9 người, Tu vong 6 người.

Từ đầu năm 2020 đến nay hầu như ở các xã vùng cao huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đều có 1 - 2 vụ Tu tu bằng loại cây độc dược này. Ngày 25/3/2020, tại xã Na Ngoi, anh Thò Bá K. 26 tuổi, đã có vợ con và chị Xồng Y. T., 18 tuổi, hiện đang là học sinh, do bế tắc trong quan hệ yêu đương đã cùng ăn lá ngón Tu tu, hậu quả anh K. ch*t tại chỗ, còn chị T. nhiễm độc nặng. Ngày 4/6/2020, do mâu thuẫn với chồng, chị Xeo Mẹ H., 38 tuổi, bản Quyết Thắng, xã Keng Đu, đã rủ con gái là Xeo Thị B. đang học Trường trung học cơ sở dân tộc bán trú xã Keng Đu ăn lá ngón Tu tu. Ngày 7/6/2020, anh Lương Văn P., 25 tuổi, bản Pụng, xã Mường Ải, do mâu thuẫn trong gia đình đã ăn lá ngón Tu tu.

Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn (Nghệ An): 6 tháng đầu năm 2020, Khoa Cấp cứu của đơn vị đã tiếp nhận và cứu được 5 trường hợp Tu tu do ăn lá ngón. Con số này chưa bao quát tình hình toàn huyện mà chỉ tính những xã xung quanh khu vực thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn), không tính ở những xã vùng sâu (chỉ tính riêng xã Na Ngoi từ đầu năm đến nay đã có 3 vụ tử tự bằng lá ngón)... Trước đó, năm 2019, trung tâm tiếp nhận cấp cứu điều trị 10 trường hợp ăn lá ngón và có 1 trường hợp Tu vong.

Ít hơn so với huyện Kỳ Sơn, song 6 tháng qua, Khoa Cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Tương Dương cũng đã kịp cứu sống 3 trường hợp Tu tu bằng lá ngón trên địa bàn. Còn thống kê của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An, riêng trung tuần tháng 6, toàn tỉnh đã có 7 vụ ngộ độc lá ngón tại các xã vùng biên.

Thực ra, câu chuyện người dân vùng cao giải quyết mâu thuẫn, bế tắc bằng cách ăn lá ngón Tu tu đã xảy ra từ rất lâu. Năm nào khu vực này cũng có người Tu vong vì ngộ độc lá ngón.

BS. Lê Anh Đức cứu trị người bị ngộ độc lá ngon.

Với các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, lực lượng đóng chân trên địa bàn vùng cao tỉnh Nghệ An, tình trạng ngộ độc lá ngón đã trở thành một nỗi ám ảnh, day dứt khôn nguôi. Để ngăn chặn tình trạng này, các giải pháp phòng chống ngộ độc lá ngón đã được lực lượng chức năng triển khai như tăng cường hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân cũng như thực hiện nhổ bỏ, bài trừ cây lá ngón, tác nhân trực tiếp gây ra cái ch*t cho người dùng nó. Tuy nhiên, đáng tiếc là các giải pháp không phát huy hiệu quả khi mà tình trạng người ngộ độc lá ngón, sử dụng lá ngón để tìm đến cái ch*t tiếp tục tăng.

May mắn, Đại úy Lê Anh Đức, bác sĩ quân y Đồn Biên phòng Tri Lễ (Quế Phong) đã tìm ra bài Thu*c chống ngộ độc lá ngón hiệu quả, cứu được rất nhiều người thoát khỏi “bàn tay của tử thần”. Bác sĩ quân y Lê Anh Đức đã bỏ công tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu nên một bài Thu*c cấp cứu ngộ độc lá ngón từ các kinh nghiệm dân gian, áp dụng điều trị cho nạn nhân. Với bài Thu*c dân gian này, bác sĩ quân y Lê Anh Đức đã thực hiện cứu trị kịp thời cho trên 20 người bị ngộ độc lá ngón từ năm 2016 đến nay. Bài Thu*c dân gian của BS. Lê Anh Đức đã được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An phổ biến cho các đồn biên phòng trong tỉnh. Nhiều đơn vị đã dùng bài Thu*c này để cấp cứu, điều trị thành công cho nhiều người bị ngộ độc lá ngón...

Thực ra, việc cấp cứu, điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc lá ngón nhẹ, được phát hiện sớm đối với các cơ sở y tế không quá khó. Trung tâm Y tế các huyện Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương đã rất nhiều lần điều trị thành công cho các bệnh nhân. Việc cứu trị bệnh nhân không quá khó. Nhưng để làm sao cho người dân không ăn lá ngón mới là vấn đề.

Ông Vi Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Tri Lễ cho hay: Sau cuộc gặp với các già làng, trưởng bản, người có uy tín trên địa bàn, chúng tôi đã thống nhất 4 giải pháp cần kíp để ngăn chặn ngộ độc lá ngón. Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; Hai là, thực hiện ký cam kết giữa các dòng họ, bản về việc không để xảy ra ngộ độc lá ngón; Ba là, tiếp tục thực hiện xóa nhổ cây lá ngón ở khu vực lân cận; Bốn là, phải xem vấn nạn lá ngón kìm hãm phát triển của địa phương, cần phải thường xuyên họp rút kinh nghiệm, đưa vào nội dung thi đua. Từ khi có sự vào cuộc của già làng, trưởng bản, người có uy tín thì trên địa bàn tình trạng ngộ độc lá ngón đã tạm lắng...

Anh Sồng Vả Dềnh, Bí thư Đảng ủy xã Nà Ngoi cho rằng: Gốc rễ, căn nguyên của tình trạng Tu tu bằng lá ngón là vấn đề tư tưởng cố hữu còn tồn tại trong cộng đồng - đó là dùng cái ch*t bằng lá ngón để giải thoát hay như tâm lý bắt chước người lớn ăn lá ngón để tìm đến cái ch*t khi có khúc mắc trong cuộc sống ở bộ phận thanh thiếu niên. Để “cuộc chiến” với lá ngón đạt hiệu quả, cần có sự chung tay, vào cuộc của cả gia đình, nhà trường, cộng đồng, cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như xây dựng môi trường sống gần gũi, sẻ chia, quan tâm lẫn nhau bắt đầu từ mỗi thành viên trong gia đình, sau đó là cộng đồng xã hội.

Việc nâng cao nhận thức, giáo dục kỹ năng sống cần sớm được thực hiện ngay từ chính gia đình, sau đó đến nhà trường. Quá trình này đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì, liên tục.

Lá ngón là loại được coi là 1 trong 4 loại cây có độc tính hàng cao nhất (Thu*c độc bảng A). Một người khỏe mạnh chỉ cần ăn 3 lá dẫn đến Tu vong. Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn... sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và ch*t rất nhanh do ngừng hô hấp.

Từ Thành - An Cát

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tim-giai-phap-can-co-xoa-bo-tinh-trang-tu-tu-bang-la-ngon-n177668.html)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY