Kinh tế xã hội hôm nay

Tình người trong mùa dịch Covid-19: Thắp lên niềm tin

(MangYTe) - Cuộc chiến chống dịch Covid-19 đã bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất, đòi hỏi quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân. Đứng trước vô vàn những khó khăn, gian khổ, có một làn sóng đang trào dâng mạnh mẽ tiếp thêm nghị lực để cả xã hội cùng chống dịch. Đó là những nghĩa cử cao đẹp, là tình người, sự đồng kham cộng khổ, cùng nhau sẻ chia, động viên nhau chiến thắng dịch bệnh.

 Sẻ chia trong mùa dịch Covid-19
Những ngày qua, người dân chứng kiến những hành động đẹp của nhiều tổ chức đoàn thể, DN, các cơ quan báo chí, người dân chung tay góp kinh phí, trang thiết bị, phương tiện phòng chống dịch. Hình ảnh những cụ ông, cụ bà đi bộ hàng cây số để ủng hộ số tiền tiệt kiệm của mình cho cán bộ chống dịch khiến nhiều người rưng rưng xúc động. Mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Ba, gần 90 tuổi, ở thôn Kỳ Phong, xã Thạch Đài, Thạch Hà, Hà Tĩnh tuy lưng đã còng, đi bộ từ nhà mang theo 5kg gạo cùng một túi rau hái trong vườn đến ủng hộ điểm cách ly. Cụ bà bán rau, anh thợ xây, người lái xe ôm, cậu bé học sinh… cũng đã gom góp chút tiền công để chung tay hỗ trợ chống dịch.

Những tấm lòng cao cả đã tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho những chiến sĩ tuyến đầu trên mặt trận chống dịch. Một thầy Thu*c nơi tuyến đầu biên giới – Bệnh viện Cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh đã phải thốt lên rằng: “Cảm ơn vì trên đời này còn quá nhiều điều tốt đẹp, cảm ơn vì Nhân dân thấu hiểu sự vất vả ngày đêm của đội ngũ y tế chúng tôi”.

Khắp các TP lớn, nhiều chủ nhà trọ đã giảm tiền thuê nhà cho người lao động, mua thêm gạo, mì tôm, thức ăn để giúp người lao động khó khăn khi chưa có lương hay thu nhập khác. Hay những chiếc khẩu trang, chai nước rửa tay kháng khuẩn, nước súc miệng… lại trở thành món quà tinh thần vô cùng giá trị của những người đang sống trong cơn "bão" dịch, dành tặng cho nhau. Thật nhiều hình ảnh đẹp trong những ngày toàn xã hội thực hiện biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh… xuất hiện những điểm phát nhu yếu phẩm cho người nghèo. Những nhóm thiện nguyện đã treo bảng với những khẩu hiệu thật ấm lòng: "Nếu khó khăn cứ lấy một phần. Nếu bạn ổn, xin nhường cho người khác". Các cơ quan báo chí truyền thông, những tổ chức từ thiện cũng đã nhập cuộc trong việc tạo ra sự kết nối giữa những tấm lòng thơm thảo, mở rộng mạng lưới tương tác rộng khắp với mục tiêu chung, hỗ trợ kịp thời cho đồng bào đang lâm cảnh khó khăn cần ứng cứu.

Có thể nói, những việc làm đầy ý nghĩa nhân văn, những ứng xử có trách nhiệm cao trong chiến dịch phòng, chống dịch Covid-19 đã giúp mỗi người dân vững tin hơn để vượt qua khó khăn. Mỗi hành động nhỏ ấy đều thắp lên niềm tin yêu, hy vọng. Khó khăn rồi sẽ qua đi, dịch bệnh rồi sẽ kết thúc, nhưng những giá trị tốt đẹp, ý nghĩa nhất của đời sống sẽ ở lại, bền lâu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/tinh-nguoi-trong-mua-dich-covid-19-thap-len-niem-tin-380359.html)

Tin cùng nội dung

  • Tham gia các dịch vụ tôn giáo giúp giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm, hút Thu*c lá, hỗ trợ xã hội và tạo sự lạc quan từ đó giúp giảm các nguy cơ bệnh tật.
  • Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng nạo Ph* thai chiếm tỷ lệ không nhỏ (5,9/1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (báo cáo trả lời chất vấn Quốc hội, Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế) gây tác hại tức thì và lâu dài lên sức khỏe của người phụ nữ. Do vậy, vấn đề giáo dục tuyên truyền về phương pháp Tr*nh th*i hiệu quả, hiện đại để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, hạnh phúc gia đình, chăm sóc con cái thật tốt ngày càng trở nên cấp thiết và ý nghĩa hơn bao giờ hết.
  • ​“Trong cuộc đời làm bác sĩ, khám và chữa bệnh cho hàng ngàn người, tôi đã gặp rất nhiều chuyện khó giải thích nổi, bởi cơ thể con người cơ bản đã là một sự kỳ diệu…”, vị bác sĩ già nhẩn nha kể lại cho bệnh nhân của mình trong lúc cả hai người cùng dùng bữa trưa ở căng tin bệnh viện.
  • Theo Cơ quan Kiểm soát Phòng chống Dịch bệnh Mỹ - CDC, năm 2011, tại Mỹ, 4 loại khuẩn là Salmonella, Campylobacter, T. Gondii và E.Coli 0157 đã làm cho trên 34.000 người phải nhập viện.
  • Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại buổi lễ tổng kết “Chiến dịch tiêm vắc-xin sởi – rubella trong tiêm chủng mở rộng năm 2014-2015” vừa qua.
  • Không vắc-xin, không Thu*c điều trị đặc hiệu…, dịch tay chân miệng ập đến đã khiến thầy Thu*c và bệnh nhi vào cuộc chiến hồi hộp, bấp bênh.
  • Nói đến bác sĩ chuyên khoa 1 Đỗ Hà Thành, trưởng khoa nội bệnh viện huyện ĐạHuoai, tỉnh Lâm Đồng, ai mà không biết đến, nhất là các em nhỏ, các cụ già...
  • Ca ghép gan cho một cháu bé tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã thành công tạo một tiếng vang trong giới nhi khoa và ghép tạng nước nhà.
  • Chuyện về một cán bộ giáo dục 73 tuổi đã về hưu, sau hàng chục năm khổ sở với bệnh viêm đại tràng đã chữa khỏi bệnh và trở thành người “thắp lửa” cho hàng ngàn bệnh nhân đồng cảnh ngộ…
  • Khi có một biến động, chúng ta sẽ nhận ra các khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY