Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Bệnh tay chân miệng: Cuộc chiến giành giật sự sống!

Không vắc-xin, không Thu*c điều trị đặc hiệu…, dịch tay chân miệng ập đến đã khiến thầy Thu*c và bệnh nhi vào cuộc chiến hồi hộp, bấp bênh.
Thời gian trước, mỗi lần có bệnh nhi tay chân miệng độ 4 nhập viện, nỗi lo sợ lại bao trùm lên các thầy Thu*c. Độ 4 là mức độ nặng nhất của căn bệnh, cuộc chiến giành sự sống thường là vô vọng. Nỗi đau ấy khiến các bác sĩ nhi khoa miệt mài lao vào nghiên cứu. Những cách điều trị chưa từng có trong y văn được đưa vào áp dụng.
Hy vọng mong manh
Hôm chúng tôi đến thăm Khoa Hồi sức tích cực - chống độc của BV Nhi Đồng 1 TPHCM, các bác sĩ đã kể lại nhiều ca lội ngược dòng, giành lại những đứa trẻ từ “lưỡi hái thần ch*t”.
Thông thường, nếu bệnh nhân ngưng tim đã được cấp cứu 20-30 phút mà các dấu hiệu sinh tồn vẫn chưa trở lại, ca bệnh ấy xem như hết hy vọng. Nhưng lần đó, ê kíp trực đã vật lộn suốt hơn một giờ để cứu bé G. (3 tuổi), được chuyển đến từ một bệnh viện ở Bến Tre. Giờ thứ 16 sau khi nhập viện, cơn sốc ập đến.
BS Nguyễn Minh Tiến, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, nhớ lại: “Trưa hôm ấy, chúng tôi đang bàn bạc nên làm những gì để bé qua được 24 giờ đầu tiên, vì qua được ngưỡng đó thì cơ hội bình phục là rất lớn. Bỗng dưng những dấu hiệu bất thường xuất hiện trên màn hình điện tâm đồ cho thấy bệnh nhân rối loạn nhịp tim rất nặng. Tôi chỉ kịp la lên thông báo tình hình khẩn cấp rồi cùng các đồng nghiệp lao vào cuộc đua. Có lúc tưởng như phải bỏ cuộc. Chúng tôi ấn tim, sốc điện, thông khí, dùng Thu*c chống loạn nhịp… Thời gian cứ trôi mà những gì hiển thị trên màn hình điện tâm đồ vẫn không thay đổi, buông tay ra là xem như chịu thua”.Trường hợp bé gái N.N (3 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, TPHCM) nhập viện hồi đầu tháng 7 vừa qua cũng là một kỳ tích. Lúc nhập viện, bé được chẩn đoán là bệnh tay chân miệng độ 4, biến chứng thần kinh, suy hô hấp tuần hoàn. Giờ thứ 12 sau khi nhập viện, bệnh nhân đang được lọc máu thì rơi vào cơn rối loạn nhịp tim nặng, biểu hiện bằng rung thất. Phải hơn 15 phút cấp cứu mới trở lại bình thường nhưng nguy hiểm vẫn chưa qua vì đến giờ thứ 19, cơn sốc thứ hai ập đến gây sốt cao liên tục không hạ, hôn mê, suy hô hấp… Ê kíp trực lại khẩn trương lọc máu liên tục phối hợp hồi sức hô hấp tuần hoàn, chống co giật, phù não…
Trước đây, những ca bệnh tay chân miệng độ 4 hầu như không có hy vọng nhưng đến lượt N.N thì các thầy Thu*c đã chiến thắng. Đến nay, sau hơn 3 tuần điều trị, bệnh nhân đã hồi phục. Tấm ảnh cô bé N.N trắng trẻo, xinh xắn trong vòng tay cha được đưa lên website của bệnh viện như một chứng tích của phép mầu có thật - phép mầu y học. Hoàn chỉnh phác đồ điều trị
“Khi phương pháp lọc máu liên tục chưa được áp dụng, chúng tôi rất sợ khi thấy một bệnh nhi tay chân miệng quá nặng được đưa vào viện vì y học hiện tại chưa có cách nào để cứu. bệnh tay chân miệng lại diễn tiến quá nhanh…” - đôi mắt một nữ bác sĩ tại khoa đã chớm ướt lúc kể lại những mùa dịch trước, khi mà căn bệnh này hãy còn lạ với y học thế giới nhưng đã nhanh chóng cướp đi sinh mạng nhiều trẻ thơ.
Điều dưỡng trưởng Lê Thị Uyên Ly chia sẻ: “Ngày trước, thậm chí chúng tôi bị stress vì phải chứng kiến quá nhiều trẻ Tu vong vì căn bệnh quái ác này. Buồn lắm chứ khi mọi người đã cố hết sức mà vẫn không giữ được tính mạng cho các cháu…”.
Nỗi ám ảnh khôn nguôi về những đôi mắt trẻ thơ phải khép lại vĩnh viễn đã thôi thúc các bác sĩ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu. Họ lên mạng đọc và nghiên cứu thông qua tài liệu của các nước đã từng trải qua dịch tay chân miệng. Mỗi ca thất bại hay chưa hoàn toàn thành công, một cuộc họp khẩn lập tức được tổ chức để phân tích rõ nguyên nhân.
ThS-BS Trần Hoàng Út, một bác sĩ của Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, cho biết thêm, hiện tập thể khoa đang nỗ lực hoàn chỉnh phác đồ điều trị với niềm hy vọng chung là tỉ lệ trẻ được cứu sống sẽ ngày một tăng.
Một lần, trong lúc sắp mất một bệnh nhi, họ quyết định lọc máu liên tục để lấy ra các chất gây nên những triệu chứng bất lợi. Bệnh nhân hồi sinh. Phương pháp chưa từng có trong y văn ấy đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi cho các đồng nghiệp trong ngành. Ban đầu, nhiều người còn không tin vào hiệu quả của nó nhưng những em bé hồi phục đã trở thành minh chứng rõ ràng.
Theo Anh Thư - Người lao động
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-tay-chan-mieng-cuoc-chien-gianh-giat-su-song-9898.html)

Tin cùng nội dung

  • Đã có số điện thoại của đội cứu hỏa, chuông báo cháy vẫn chưa đủ, bạn phải chuẩn bị cho chính mình tâm lý vững vàng và kỹ năng thoát hiểm an toàn.
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY