Phóng sự hôm nay

Tình quân dân nơi đảo xa

Một trong những điều khiến mỗi người đến thăm Trường Sa tự hào và ấm lòng bởi tình quân dân ở nơi đây đó là sự thắm bện hơi ấm mà các đoàn công tác mang từ đất liền ra thăm đảo và Nhà giàn DK1; đó là sự giúp đỡ của các chiến sĩ hải quân với ngư dân và ngược lại. Qua muôn trùng sóng gió, những mối thâm tình ngày càng được bền chặt.

Những ca cứu người ngoạn mục

Đoàn công tác số 14 đến đảo Sơn Ca vào một ngày đặc biệt, khi có ngư dân Nguyễn Thành Tâm (40 tuổi) ở Long Hải, Phú Quý (Bình Thuận) được các bác sĩ mổ ruột thừa thành công. Anh Tâm nằm, nở nụ cười nhẹ, nói nhẹ: “Các bác sĩ đã khai sinh tôi lần hai. Không thì giờ khó có cơ hội nhận quà”.

Qua tâm sự, ngư dân Nguyễn Thành Tâm được đưa vào đảo trong tình trạng nguy kịch, sốt cao, đau toàn bộ ổ bụng, kíp quân y đã khám và chẩn đoán bệnh nhân bị viêm phúc mạc khu trú do viêm ruột thừa. Kíp quân y đã tiến hành mổ để cứu người.

Giường bên cạnh của bệnh xá Sơn Ca là ngư dân Bùi Văn Thuận (30 tuổi) quê ở Bình Sơn (Quảng Ngãi) cũng được cấp cứu thành công. Thuận khỏe và hoạt bát hơn. Anh kể: “Tôi sống bằng nghệ lặn biển. Lúc tôi nổi lên mặt nước, chỉ biết là được đưa lên đảo. May mà các bác sĩ rất “lụa” (giỏi). Không thì...”.

Hướng dẫn tàu vào âu tàu ở Trường Sa.

Trao đổi với đoàn, Trung tá Vũ Thế Nhương, Chỉ huy trưởng đảo Sơn Ca tự hào: “Chiến sĩ, kíp quân y thường cứu và cấp cứu các ngư dân gặp nạn. Có người bị giảm áp do lặn sâu, người tím tái, sau khi được cấp cứu và điều trị vài ngày là có thể xuất viện”.

Trò chuyện với các bác sĩ, ngư dân, được biết ngư trường đánh bắt khu vực Trường Sa thường phải đối mặt với khí hậu khắc nghiệt, có gió bão lớn. Bởi vậy, chuyện gặp nạn của ngư dân dễ xảy ra. Khi ấy, chính các chiến sĩ, bác sĩ trên đảo là điểm tựa, giúp đỡ ngư dân.

Tại đảo Trường Sa - trung tâm của quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), bệnh xá không chỉ làm nhiệm vụ bảo đảm sức khỏe cho bộ đội, nhân dân, ngư dân mà còn điều trị cho cả bệnh nhân từ các đảo khác chuyển tới. Cách đây đúng một năm, Bệnh viện Quân y 175 đã đưa vào hoạt động bệnh xá mới với các trang, thiết bị hiện đại như máy thở, máy gây mê và hệ thống Telemedicine.

Năm 2017 và đầu 2018, bệnh xá đã tổ chức khám, cấp cứu, điều trị cho nhiều lượt người bệnh là bộ đội, nhân dân và ngư dân bảo đảm an toàn, chuyển vào bờ những người bệnh nặng đúng quy định. Thêm nữa, đảo cũng thực hiện chương trình “Kết hợp quân, dân y”, đã khám bệnh, cấp Thu*c miễn phí cho ngư dân đánh cá quanh khu vực.

Nhiều chiến sĩ ở đảo Trường Sa còn nhớ một kỷ niệm vào tháng 4/2011, bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc và Hồ Xuân Lãng đã mổ kịp thời giúp một ngư dân chào đời ngay trên đảo. Vào năm đó đây là điều kỳ diệu. Đến bây giờ những việc làm ngoạn mục như thế vẫn diễn ra ở Trường Sa.

Sau sự kiện vui mừng ấy, thiếu tướng nguyễn hồng sơn và nhạc sĩ quỳnh hợp cùng sáng tác ca khúc “sinh ra ở trường sa” với những lời ca vô cùng ý nghĩa: “sinh ra ở trường sa/ phần máu thịt tổ quốc giữa trùng khơi sóng/rạng ngời niềm vui giữa đất liền...”.

Bốn năm sau đó, kỳ tích lặp lại một lần nữa khi bệnh xá đảo trường sa đón thêm một em bé ra đời. trưởng kíp mổ là đại úy thái ngọc bình. mẹ cháu bé muốn ghi một kỷ niệm, nên đã đặt tên con là thái bình hải thùy. chỉ huy đảo trường sa chia sẻ, đó là công việc và trách nhiệm, nhưng những nghĩa cử ấm như vậy khiến chúng tôi rất đỗi tự hào.

Một trường hợp khác, vào ngày 26/7/2017, ngư dân Đồng Văn Nhàn (tàu cá BV 94589) đã bị thương nặng tại ổ bụng đến giờ thứ 40 mới được đưa từ tàu lên đảo. Thượng úy, bác sĩ Trần Đức Linh, Bệnh xá trưởng đảo Trường Sa cho biết: “Anh Nhàn được đưa đến khi toàn thân tái và đau tại chỗ vết thương. Người bệnh được gây mê hồi sức tại bệnh xá để phẫu thuật, khâu nối vết thương. Anh Nhàn được kiểm tra kỹ, lựa chọn phương pháp xử lý tổn thương thích hợp. Sau mổ gần nửa tháng, anh ấy xuất viện”.

Trẻ em giao lưu văn nghệ ở đảo Trường Sa.

Thăm các hòn đảo xinh đẹp, kiên cường giữa sóng nước, tôi còn được biết, ngoài tận tình cứu chữa, điều trị cho các ngư dân mắc bệnh, không may bị T*i n*n, cấp nước sạch và Thu*c men cho họ, thì những âu tàu trên quần đảo Trường Sa còn là nơi tránh trú bão gió, sửa chữa tàu thuyền giúp bà con ngư dân mỗi khi hỏng hóc.

Vào tháng 11/2016, theo chủ trương của Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân đã giao Hải đoàn 129 Hải quân đưa vào vận hành và khai thác, quản lý âu tàu tại đảo Sinh Tồn và hai làng chài tại đảo Núi Le và Tốc Tan. Đây là những tiền tiêu bảo vệ chủ quyền biển, đảo, là chỗ dựa vững chắc giúp ngư dân vươn khơi. Trung tâm Dịch vụ hậu cần - kỹ thuật đảo Sinh Tồn giờ thật khang trang.

Thượng úy Trần Huy Thái - Phó Chỉ huy trưởng, phụ trách âu tàu, cho biết, Trung tâm đã sửa chữa miễn phí cho hơn 40 thuyền, trong đó 11 chiếc phải sửa chữa lớn. Cách đây không lâu, một thuyền của ngư dân bị hỏng nặng, phải kéo về bờ mới sửa để đi lại được. Nhưng nhờ Trung tâm xử lý tạm, đỡ được khoảng 300 triệu tiền kéo vào bờ. Nhờ thế, tình cảm bà con ngư dân dành cho các chiến sĩ hải quân làm nhiệm vụ ở âu tàu cũng thật đáng quý.

Đến từ Bình Định, ngư dân Nguyễn Phước Khải rất đỗi vui mừng vì có lần tàu cá của anh bị gãy trục chân vịt, anh em trên tàu vô cùng lo lắng. May thay, khi vào âu tàu, tôi đã thay được. Phải nói là những chuyến đi biển có khi kéo dài cả tháng, đầu tư lớn lắm, trong khi đánh bắt mà bị hỏng tàu, phải quay vào bờ thì sẽ bị lỗ nặng. Thêm nữa, chúng tôi đánh bắt mùa nắng không phải sợ thiếu nước ngọt, còn có thể mua dầu và thức ăn ngay ngoài biển, nên rất yên tâm.

Đến đảo Song Tử Tây, nằm ở phía Bắc quần đảo Trường Sa, chúng tôi cũng được “gặp” âu tàu rộng 4 hécta đủ sức chứa hàng trăm tàu thuyền. Trung tá Nguyễn Đức Độ, Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây, cho hay: Quân và dân xã đảo Song Tử Tây không chỉ vững tay súng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, mà còn là chỗ dựa và điểm tựa cho ngư dân vươn khơi. Vượt lên những khó khăn, quân và dân xã đảo đã chủ động, tích cực chuẩn bị tìm kiếm người gặp nạn trên biển, sửa chữa tàu thuyền, góp phần giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản cho ngư dân. Thống kê, năm 2017 đã sửa chữa 70 tàu cá, đầu năm 2018 gần 20 tàu cá, là khối tài sản và là công cụ kiếm sống của ngư dân.

Hỏi về chuyện tránh bão, Trung tá Nguyễn Đức Độ cho hay, khi có thông tin về bão, tàu thuyền sẽ được đưa về âu tàu. Mọi tàu thuyền đều được chằng buộc cẩn thận. Tổ tuyên truyền đảo Song Tử Tây sẽ phổ biến các quy định về sinh hoạt, đi lại, phát tờ rơi hướng dẫn để bà con có thêm kỹ năng xử lý tình huống khi đi biển, nhất là cách liên lạc với đảo, cách nhận biết áp thấp nhiệt đới.

Các bác sĩ ở Bệnh xá thị trấn Trường Sa phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: BV 175 cung cấp

Trong những năm qua, các đảo nổi đã có ngư dân sinh sống, có trường học mọc lên, có trẻ em ê a học bài và thầy giáo là những người thắp sáng con chữ nơi đảo xa. Hình ảnh các em học sinh giờ nghỉ, ngày nghỉ chơi đùa, cũng giúp các chiến sĩ xa gia đình vơi đi nỗi nhớ. Anh Nguyễn Văn Lương, ngư dân sống trên đảo Sinh Tồn chia sẻ: “Khi mới ra cái gì cũng không biết, nhờ bộ đội giúp đỡ. Giờ cuộc sống của gia đình anh ổn định, chồng đi biển, còn vợ ở nhà đảm nhiệm vai trò trồng trọt, chăn nuôi. Chuyến ra khơi mà trúng nhiều cá thì tặng cho bộ đội. Tình nghĩa thắm thiết lắm!” Trong nhiều cuộc giao lưu với các đoàn ra thăm đảo, sinh nhật chiến sĩ, các em nhỏ được mời góp mặt trong tiết mục văn nghệ. Cả chiến sĩ, học sinh, khách thăm cùng hát, nối dài những cánh tay đoàn kết.

Thăm đảo Đá Thị, tôi ấn tượng về những tấm bưu thiếp ngộ nghĩnh được treo trong phòng nghỉ của các chiến sĩ. Hỏi ra, đó là bưu thiếp do các em thiếu nhi trên đảo vẽ tặng, một số tấm do khách từ đất liền ra vẽ ký họa, tặng lại và các chiến sĩ coi như món quà tinh thần ý nghĩa.

Cùng Đoàn công tác số 14 do Đại tá Bùi Văn Thiết, Chủ nhiệm Hậu cần Quân chủng Hải quân làm trưởng đoàn đến thăm cán bộ, chiến sĩ và người dân Trường Sa, tôi đã được trải nghiệm những ngày nhiều ấn tượng. Chúng tôi cùng góp mặt, hòa ca trong các chương trình giao lưu. Nụ cười nở tươi trên môi cán bộ, chiến sĩ và người dân Trường Sa. Dù Trường Sa còn có những thiếu thốn nhất định, song trên mỗi bản báo cáo mà đoàn nhận được, phần kiến nghị hoàn toàn bỏ trống, chỉ có những lời khẳng định là luôn hết mình để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Tôi lại được học một bài học lớn từ các anh.

Diên Khánh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tinh-quan-dan-noi-dao-xa-n145513.html)

Chủ đề liên quan:

đảo xa tình quân dân

Tin cùng nội dung

  • Từng phút trôi qua, tin tức từ hiện trường vụ sạt lở núi khu vực thủy điện Rào Trăng 3 khiến hàng ngàn người dân ở tỉnh Thừa Thiên – Huế và cả nước xốn xang. Tại Sở chỉ huy tiền phương Phong Xuân (thuộc xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế), hàng trăm người dân đội nắng mưa để quyên góp từng ký gạo, bó rau, củ quả, heo, gà… mang đến tiếp sức cho hàng trăm cán bộ, chiến sĩ bộ đội vượt rừng tìm kiếm người mất tích.
  • Trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và các nhà giàn thuộc DK1 (Bà Rịa - Vũng Tàu), cờ Tổ quốc luôn tung bay, bấp chấp nắng mưa, giông bão.
  • MangYTe - Trên một số đảo ở quần đảo Trường Sa, ngoài lực lượng Hải quân còn có sự hiện diện của các cán bộ, chiến sĩ Trạm Rada thuộc biên chế của Bộ Tư lệnh Phòng Không - Không quân để cùng bảo vệ vùng trời vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam..
  • Fisher - hòn đảo tư nhân giàu nhất nước Mỹ nằm ngoài khơi Miami, bang Florida - đã chi hàng nghìn USD cho việc xét nghiệm kháng thể virus SARS-CoV-2 đối với tất cả cư dân và nhân viên của mình.
  • (MangYTe) - Tại điểm cách ly Ký túc xá Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) do Ban Chỉ huy Quân sự quận Nam Từ Liêm quản lý, những người lính, các lực lượng chức năng cùng tình nguyện viên luôn đảm bảo điều kiện tốt nhất cho công dân thực hiện cách ly, theo dõi.
  • (MangYTe) - Dịch Covid-19 đã càn quét khắp nơi trên thế giới, chỉ còn lại rất ít quốc gia chưa bị virus tấn công. Trong đó bao gồm 10 quốc đảo ở Châu Đại Dương với diện tích nhỏ, dân số nhỏ và nằm cách xa đất liền hàng ngàn cây số.
  • Nhiều người dân tại các tỉnh miền Trung đã cất công tìm kiếm các nguồn khẩu trang, vật tự y tế và Thu*c sát khuẩn gửi tặng các lực lượng đang ngày đêm làm nhiệm vụ chống dịch bệnh COVID-19.
  • Nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, tỉnh Điện Biên đang tiến hành cách ly y tế tập trung cho 95 công dân tại Bệnh xá quân y Tiểu đoàn 40 và Trường Quân sự tỉnh thuộc Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Điện Biên.
  • (MangYTe) - Nhân dịp đón Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Đoàn công tác của BTL vùng 1 Hải quân, do Đ/c Lê Đình Cường - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng làm trưởng đoàn đã ra thăm, tặng quà và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, CB - CS và nhân dân đảo Bạch Long Vĩ và TT. Cát Bà.
  • Từ nhiều năm nay, Chương trình “Quân - dân y kết hợp” do Bệnh viện Quân y (BVQY) 110, Quân khu 1 thực hiện mang lại nhiều kết quả tích cực.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY