Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Tô màu bát bột cho bé ăn dặm

Ăn dặm là thời kỳ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Ăn dặm cũng cung cấp cho trẻ nhiều đạm, tinh bột, béo, sắt, canxi,
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ nên được tập cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Nhu cầu của trẻ tăng lên như vậy nhưng thể tích dạ dày còn nhỏ, chúng ta chưa thể tăng đột ngột lượng thực phẩm đưa vào trong mỗi bữa ăn, do đó phải có thức ăn dễ tiêu hóa và cân đối dinh dưỡng. Bát bột của trẻ trong lứa tuổi ăn dặm phải đạt yêu cầu đầy đủ chất, cân đối các thành phần, giàu năng lượng, dễ tiêu hóa, hấp thu, có mùi vị ngon. Bát bột quá loãng sẽ không cung cấp đủ năng lượng, nhưng nếu quá đặc cũng làm trẻ ngán và khó ăn, khó tiêu hóa.

Bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt. Nhóm bột đường bao gồm gạo, bột mỳ...Nhóm đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu/đỗ khác... Nhóm chất béo bao gồm dầu, mỡ, bơ... và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm rau củ và các loại trái cây tươi. Không nên nấu bột mà không có rau củ. Điều lưu ý, không nên cho thêm bột canh, muối tinh vào thức ăn của trẻ vì thận của bé vẫn còn yếu. Khi nêm muối vào thức ăn sẽ khiến thận phải làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

Theo khuyến cáo, thời kỳ đầu tập cho trẻ ăn bột nên tập ăn những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc giống với sữa công thức để bé quen dần với những thức ăn mới lạ, giúp trẻ dần thích nghi với việc ăn dặm và việc ăn uống của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm, thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị tương tự với sữa mẹ, trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.

Để có một bát bột sữa, cần cho 2 thìa cà phê bột gạo (tương đương 10g bột) và nước vừa đủ để quấy đến khi bột sôi, để nhỏ lửa đun tới khi bột chín. Khi bột chín sẽ chuyển màu trong, cho một thìa cà phê rau lá xay hoặc giã thật nhỏ, đun vừa chín, trước khi bắc ra cho một thìa cà phê dầu ăn hoặc mỡ gà. Bột để còn ấm thì trộn 3 thìa sữa bột công thức vào.

Còn nấu một bát bột thịt hoặc trứng, bạn cho 2 thìa cà phê bột gạo, 1 thìa thịt (tương đương 10g), một thìa rau băm nhỏ và trước khi bắc bột ra thì cho thêm một thìa dầu ăn hoặc mỡ. Lưu ý nếu nấu bột trứng, gần bắc bột ra mới cho ½ lòng đỏ trứng vào. Ngoài ra, cần tập cho bé ăn hoa quả tươi như nạo chuối tiêu, uống nước cam, xoài xay...

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/to-mau-bat-bot-cho-be-an-dam-n112974.html)

Tin cùng nội dung

  • Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. nếu không chú ý những khuyến cáo khoa học khi cho trẻ ăn dặm thì phụ huynh có thể vô tình làm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị tụt hậu.
  • Bạn có muốn bảo vệ con mình khỏi các bệnh đường hô hấp, chẳng hạn như cảm và ho? Câu trả lời là “có” nếu mẹ chịu khó thêm tỏi vào các món ăn lúc chế biến cho trẻ.
  • Bé mới ăn dặm cần những món đơn giản, không làm bé bị dị ứng hay rối loạn tiêu hóa. Bởi vậy, hãy thử những thực phẩm lý tưởng cho tuần đầu ăn dặm dưới đây.
  • Khi trẻ bắt đầu bước sang tuổi ăn dặm, nhiều bậc cha mẹ, nhất là những bà mẹ trẻ sinh con lần đầu rất băn khoăn và lo lắng về chế độ ăn của trẻ. Ăn thế nào để đáp ứng đủ dinh dưỡng cho sự phát triển? Chế biến thế nào cho đúng cách?...
  • Bé yêu của bạn đã đến tuổi ăn dặm nhưng càng háo hức được đưa bé đến với thế giới ẩm thực phong phú bao nhiêu, bạn càng phải cẩn thận bấy nhiêu.
  • Sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được ăn bổ sung để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng. Nhưng ăn bổ sung như thế nào cho cân đối, hợp lý để trẻ được phát triển tốt cũng là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm.
  • Khi cai sữa cho trẻ, người mẹ cần chú ý tiến hành từng bước đồng thời với việc tăng thêm thức ăn phụ, giảm thiểu số lần cho con bú,
  • Ăn dặm không đúng cách có thể khiến trẻ trở nên biếng ăn, suy dinh dưỡng. Có nhiều trẻ khi vừa chuyển sang giai đoạn ăn dặm thì bị sụt cân, phát triển không còn tốt như khi ở trong giai đoạn bú mẹ nữa.
  • Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Theo truyền thống người Việt Nam và theo khuyến nghị ăn dặm cho trẻ là bắt đầu ăn dặm bằng bột gạo xay
  • Mỗi ngày ăn 3 bữa cháo với rất nhiều thịt, cá, tôm, cua và các loại củ quả nhưng con chị Trang (Cầu Diễn) hơn 5 tháng không lên được lạng nào. Đưa con đi khám chị té ngửa khi BS kết luận thiếu chất.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY