Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Top thực phẩm mẹ nên loại bỏ khỏi menu ăn dặm của bé

Ăn dặm là một giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ em. Cơ thể non nớt của bé có thể bị tổn thương và xuất hiện các mầm mống bệnh nếu phụ huynh cho bé ăn các thực phẩm không phù hợp. Dưới đây là top các loại thực phẩm cần tránh khi ăn dặm các mẹ cần biết.

Đường

Khi còn nhỏ các mẹ nên hạn chế cho bé ăn đường vì bé có thể dễ nguy cơ bị sâu răng và gặp các vấn đề về răng miệng vì vậykhông nên cho đường vào thức ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi. mẹ cũng nên tránh cho bé ăn đồ ăn nhiều đường như bánh bích quy, nước ép trái cây, kem...ngoài ra, cho trẻ ăn đường dễ gây cảm giác ngang dạ, không thèm ăn khi ăn bữa chính.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Muối

Với trẻ còn nhỏ nếu muối đi vào cơ thể bé sớm có thể làm thận của bé phải hoạt động quá tải. bé phải ăn đồ nhiều muối lúc nhỏ sẽ có thói quen ăn mặn khi lớn lên, dễ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch. do vậy mẹ nên nhớ không bao giờ được cho muối vào thức ăn dặm của bé tránh các loại thức ăn chứa nhiều muối như xúc xích, thịt xông khói, ruốc mặn cho đến khi bé trên 12 tháng tuổi.

Các loại đậu, hạt

Trẻ có thể bị hóc, ngay cả khi các loại đậu này đã được giã nhỏ. Nên tránh các loại đậu cứng cho đến khi trẻ đã có thể nhai nuốt thực phẩm đúng cách. Đồng thời cần chú ý xem trẻ có bị dị ứng đậu hay không, đặc biệt nếu gia đình có tiền sử dị ứng.

Lòng trắng trứng

Thực phẩm này chứa nhiều vitamin, protein và các khoáng chất có lợi khác. Tuy nhiên, bạn hãy hạn chế cho bé ăn quá nhiều trứng. Theo các bác sĩ của AAP, lòng trắng trứng có thể khiến trẻ nhỏ bị kích ứng, phát ban, thậm chí kích hoạt hệ tiêu hóa và dẫn đếntiêu chảy.

Hải sản, động vật có vỏ, động vật giáp xác

Hải sản, đặc biệt là tôm, cua… rất dễ gây dị ứng cho trẻ sơ sinh. Để an toàn, mẹ nên cho bé ăn khi 12 tháng tuổi trở lên. Một số loại cá biển như cá ngừ, cá mập, cá thu có hàm lượng thủy ngân cao cũng không tốt cho sức khỏe của bé.

Sữa bò và sữa đậu nành

Thực phẩm này chứa nhiều protein. Đối với trẻ nhỏ, việc nạp một lượng lớn protein sẽ không tốt cho thận.

Mật ong

Đa phần các bà mẹ khi nuôi con đều nghĩ mật ong rất an toàn với trẻ nhỏ và các mẹ thường dùng khi bé bị tưa lưỡi hay bị ho. Nhưng mật ong có thể nguy hiểm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu chứa bào tử clostridium botulinum - thủ phạm gây một chứng ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm. Bởi đường ruột của trẻ nhỏ chưa phát triển đủ để ngăn chặn sự phát triển của các bào tử này.

Rau sống

Thực phẩm này có chứa hàm lượng nitrat cao, trẻ dưới 1 tuổi nên tránh ăn rau sống và các thức ăn có mùi vị tánh. Thêm vào đó, ăn rau sống cũng có thể khiến trẻ bị nghẹn.

Theo Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/top-thuc-pham-me-nen-loai-bo-khoi-menu-an-dam-cua-be-66249.html

Theo Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/top-thuc-pham-me-nen-loai-bo-khoi-menu-an-dam-cua-be/20220819084052658)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bạn có muốn bảo vệ con mình khỏi các bệnh đường hô hấp, chẳng hạn như cảm và ho? Câu trả lời là “có” nếu mẹ chịu khó thêm tỏi vào các món ăn lúc chế biến cho trẻ.
  • Bé mới ăn dặm cần những món đơn giản, không làm bé bị dị ứng hay rối loạn tiêu hóa. Bởi vậy, hãy thử những thực phẩm lý tưởng cho tuần đầu ăn dặm dưới đây.
  • Khi trẻ bắt đầu bước sang tuổi ăn dặm, nhiều bậc cha mẹ, nhất là những bà mẹ trẻ sinh con lần đầu rất băn khoăn và lo lắng về chế độ ăn của trẻ. Ăn thế nào để đáp ứng đủ dinh dưỡng cho sự phát triển? Chế biến thế nào cho đúng cách?...
  • Bé yêu của bạn đã đến tuổi ăn dặm nhưng càng háo hức được đưa bé đến với thế giới ẩm thực phong phú bao nhiêu, bạn càng phải cẩn thận bấy nhiêu.
  • Sau giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cần được ăn bổ sung để cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng. Nhưng ăn bổ sung như thế nào cho cân đối, hợp lý để trẻ được phát triển tốt cũng là vấn đề các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm.
  • Khi cai sữa cho trẻ, người mẹ cần chú ý tiến hành từng bước đồng thời với việc tăng thêm thức ăn phụ, giảm thiểu số lần cho con bú,
  • Ăn dặm không đúng cách có thể khiến trẻ trở nên biếng ăn, suy dinh dưỡng. Có nhiều trẻ khi vừa chuyển sang giai đoạn ăn dặm thì bị sụt cân, phát triển không còn tốt như khi ở trong giai đoạn bú mẹ nữa.
  • Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Theo truyền thống người Việt Nam và theo khuyến nghị ăn dặm cho trẻ là bắt đầu ăn dặm bằng bột gạo xay
  • Mỗi ngày ăn 3 bữa cháo với rất nhiều thịt, cá, tôm, cua và các loại củ quả nhưng con chị Trang (Cầu Diễn) hơn 5 tháng không lên được lạng nào. Đưa con đi khám chị té ngửa khi BS kết luận thiếu chất.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY