Sciencedaily đưa tin, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã dùng kính viễn vọng mạnh nhất thế giới để tìm kiếm các câu trả lời ở vì sao l2 puppis. 5 tỷ năm trước, ngôi sao này khá giống mặt trời hiện giờ.
Ảnh:GeoLog |
"5 tỷ năm nữa kể từ giờ, mặt trời sẽ trở thành một ngôi sao đỏ khổng lồ, to hơn hiện giờ hơn 100 trăm lần", giáo sư leen decin thuộc viện thiên văn học ku leuven cho biết.
"nó cũng trải qua một mất mát lớn vì dòng plasma không ổn định cực lớn phụt ra từ bề mặt. 7 tỷ năm nữa từ lúc này, mặt trời sẽ là một ngôi sao bé xíu, có kích cỡ tương đương trái đất nhưng nặng hơn".
Sự thay đổi của mặt trời sẽ gây ra một tác động mạnh mẽ với các hành tinh của hệ mặt trời. ví dụ, thủy tinh và kim tinh sẽ bị ngôi sao cực lớn trên nhận chìm và phá hủy.
"số phận của trái đất cũng chưa có gì đảm bảo", ông decin nói. "chúng ta đều biết, mặt trời sẽ sáng hơn và lớn hơn, do đó, nó có thể phá hủy bất kỳ dạng sống nào trên hành tinh của chúng ta. tuy nhiên, phần lõi đá của trái đất sẽ sống sót qua giai đoạn mặt trời thành ngôi sao đỏ khổng lồ và tiếp tục quay quanh ngôi sao bé xíu đó (trước 7 tỷ năm vốn là mặt trời)".
Để trả lời cho câu hỏi trên, một nhóm các nhà thiên văn học đã quan sát sự tiến hóa của sao l2 puppis. sao này cách trái đất 208 năm ánh sáng. theo thuật ngữ thiên văn học, khoảng cách này khá gần. các nhà nghiên cứu đã dùng kính viễn vọng radio alma. kính viễn vọng khổng lồ alma có đường kính 16km được tạo thành từ 66 ăng ten radio.
"chúng tôi phát hiện thấy l2 puppis đã được 10 tỷ năm tuổi", ward homan ở viện thiên văn học ku leuven nói. "cách đây 5 tỷ năm, ngôi sao này với mặt trời của chúng ta hiện giờ giống như anh em song sinh. vì thế, l2 puppis sẽ là điểm mấu chốt để trả lời cho câu hỏi chúng ta đang tìm kiếm".
Theo Hoài Linh/Vietnamnet
Link bài gốc Lấy link
https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/5-ty-nam-nua-trai-dat-se-bi-huy-diet-345854.htmlTheo Hoài Linh/Vietnamnet