Trầm cảm sau sinh là bệnh lý thường gặp ở những sản phụ. Các dấu hiệu của bệnh lý khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, trầm cảm sau sinh là một trong những căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và áp dụng những biện pháp chăm sóc, phòng ngừa đúng cách. Bệnh lý có thể gây ra những hệ quả nặng nề cho cả mẹ và bé.
Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, đây là một trong bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
Trầm cảm sau sinh có tên gọi khoa học là Postpartum Depression (PPD) là trường hợp của bệnh trầm cảm. Các triệu chứng của bệnh lý khởi phát khi nồng nội tiết tố thay đổi, yếu tố tâm lý và xã hội ở những sản phụ sau khi sinh con. Bệnh lý đặc trưng bởi những biểu hiện thay đổi cảm xúc, tâm lý như buồn bã, lo âu, bi quan, cảm thấy không chăm sóc tốt cho con, không được gắn kết với mọi người xung quanh.
Theo nhận định của các chuyên gia, trầm cảm sau khi sinh không được xem là một lỗ hổng hoặc điểm yếu trong nhân cách của sản phụ. Đây là một bệnh lý thường gặp sau khi sinh nở và có thể khởi phát ở những bà mẹ lần đầu sinh con hoặc nhiều lần sinh con.
Hiện nay, Y học vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể dẫn đến trầm cảm sau khi sinh. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận và điều trị các bác sĩ chuyên khoa và những chuyên gia nhận thấy rằng các triệu chứng của bệnh lý có mối quan hệ mật thiết với sự thay đổi về yếu tố tinh thần và thể chất.
Yếu tố thể chất
Yếu tố tinh thần
Yếu tố nguy cơ
Ngoài những yếu tố trên, các biểu hiện trầm cảm sau sinh có nguy cơ khởi phát và trở nên nghiêm trọng hơn với những trường hợp sau:
Phụ nữ sau khi sinh nở sẽ có xu hướng suy giảm hormone ở tuyến giáp dẫn đến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và trầm cảm
Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh trầm cảm sau sinh thường xuất hiện ở những phụ nữ sau khi sinh con khoảng vào tuần hoặc khởi phát 6 tháng sau khi sinh.
Một số biểu hiện trầm cảm sau khi sinh thường gặp như:
Theo nhận định của các chuyên gia, trầm cảm sau sinh là một trong những bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các biểu hiện của bệnh lý sẽ khiến sản phụ không cảm thấy vui vẻ khi có con, từ đó ảnh hưởng đến khả năng nuôi dạy con cái. Bên cạnh đó, những lo lắng, mệt mỏi về cảm thể chất và tinh thần có thể khiến mẹ không thể dành đủ sự quan tâm, chăm sóc trẻ.
Trường hợp chủ quan không điều trị hoặc không được phát hiện kịp thời, các biểu hiện của trầm cảm sau sinh khi tiến triển nặng nề có thể khiến sản phụ bị rối loạn tâm thần sau sinh, gây ra những hành vi cực đoan như tự sát hoặc làm hại con.
Trường hợp chủ quan không điều trị hoặc không được phát hiện kịp thời, các biểu hiện của trầm cảm sau sinh khi tiến triển nặng nề có thể khiến sản phụ bị rối loạn tâm thần sau sinh
Trầm cảm sau khi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bà mẹ mà còn tác động tiêu cực đến trẻ. Việc mẹ bị trầm cảm có thể khiến con chậm phát triển về khả năng ngôn ngữ, rối loạn nhận thức và gặp khó khăn trong quá trình biểu đạt tình cảm. Ngoài ra, một vài trường hợp trẻ có mẹ bị trầm cảm sau sinh sẽ mắc hội chứng tăng động viết tắt là ADHD.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị, kiểm soát các biểu hiện trầm cảm sau sinh hiệu quả. Tùy thuộc vào mức độ các triệu chứng bệnh lý, khả năng đáp ứng và thể trạng của từng người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những hướng điều trị phù hợp.
Phương pháp này được tiến hành bằng cách để người bệnh nói chuyện trực tiếp với các chuyên gia, bác sĩ tâm lý về sức khỏe tâm thần, những khó khăn về mặt tâm lý. Từ đó, chuyên gia sẽ đánh giá mức độ bệnh lý và áp dụng những biện pháp kiểm soát bệnh hiệu quả.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định các liệu pháp vật lý trị liệu như tập luyện thể dục mỗi ngày như đi bộ, yoga, bơi lội, thiền, nghe nhạc thư giãn, tiếp xúc và chia sẻ nhiều hơn với những người thân thật sự quan tâm đến bạn,…
Việc sử dụng thuốc điều trị trong những trường hợp trầm cảm sau sinh mất ngủ trong thời gian dài hoặc liệu pháp trị liệu tâm lý không mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, biện pháp này không được khuyến khích vì một số thành phần hoạt chất trong thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ (trường hợp trẻ bú sữa mẹ).
Các loại thuốc được chỉ định điều trị bệnh trầm cảm sau sinh có thể sử dụng kéo dài trong 1 năm mới nhận thấy được kết quả cải thiện. Tuy nhiên, với những trường hợp đáp ứng điều trị tốt sẽ nhận thấy hiệu quả sau 1 – 3 tuần sau khi dùng thuốc.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn cho cả mẹ và bé, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất sử dụng. Tránh tự ý tăng/ giảm liều dùng vì có thể gây ra một số rủi ro, tác dụng phụ không mong muốn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau khi sinh, sản phụ có thể tham khảo một số cách dưới đây giúp khắc phục các triệu chứng, điều chỉnh tâm lý hiệu quả:
Duy trì tập luyện, vận động nhẹ nhàng như ngồi thiền, đi bộ, yoga, nghe nhạc thư giãn giúp nâng cao thể trạng và giúp tinh thần thoải mái hơn, cải thiện khả năng tập trung
Trầm cảm sau sinh là một trong những bệnh lý thường gặp ở mẹ bỉm sữa, bệnh lý nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, để phòng ngừa cũng như kiểm soát bệnh lý hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Trầm cảm sau sinh là bệnh lý thường gặp ở nhiều phụ nữ sau khi sinh nở. Tuy nhiên, tránh chủ quan vì bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng nề hơn và gây ra những rủi ro. Do đó, khi nhận thấy những dấu hiện tâm lý bất thường, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chủ đề liên quan: