Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực khiến nhiều người rơi vào trầm cảm - ảnh minh họa: afp
Ước tính trên thế giới có khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm. tại việt nam, số người t* t* hằng năm lên tới 36.000 - 40.000 người, cao gấp 3-4 lần số ca t* vong do t*i n*n giao thông. hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính là hành vi tự sát.
TS Nguyễn Bá Đạt - giảng viên khoa tâm lý học, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Nguyên nhân nội sinh (trầm cảm chưa rõ nguyên nhân), có nhiều giả thuyết cho rằng do di truyền, yếu tố tự miễn, môi trường sống, thay đổi hormone.
Trầm cảm do căng thẳng, do áp lực từ nhiều phía như công việc, gia đình, con cái, phá sản hay do những điều đột ngột xảy đến như mất đi người thân, mất tiền của...
Trầm cảm có thể xuất hiện các bệnh lý hay chấn thương tác động trực tiếp đến não bộ, do mắc các bệnh thực thể như ung thư, ảnh hưởng hậu COVID-19… Người hút Thu*c lá, rượu bia, sử dụng chất kích thích tổn hại thần kinh như M* t*y, M* t*y đá dễ bị trầm cảm.
Ở giai đoạn đầu, trầm cảm thường rất khó phát hiện. bệnh nhân thường chỉ xuất hiện các biểu hiện toàn thân như chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ… những bệnh nhân này thường sẽ tìm đến các chuyên khoa khác nhau mà không tìm được nguyên nhân cụ thể.
Theo chuyên gia tâm lý nguyễn hoàng - giám đốc công ty tnhh nghiên cứu và ứng dụng tâm lý dr.psy, trong chẩn đoán đánh giá rối loạn trầm cảm rất dễ bị hiểu lầm thành các rối loạn khác như rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt hay rối loạn lưỡng cực.
Nếu chỉ dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán tại thời điểm thăm khám cho bệnh nhân là chưa đủ. Thông thường bác sĩ phải có ít nhất 2-3 buổi thăm khám thì mới đánh giá được đúng tình trạng của bệnh nhân.
"Tôi từng điều trị cho một bệnh nhân, sau khi thăm khám đến buổi thứ 3 tôi đánh giá là bệnh nhân mắc rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên đến cuối buổi, bệnh nhân có chia sẻ một trải nghiệm mà trước đây bệnh nhân đã từng trải qua. Lúc đó anh ấy rất vui vẻ, có sức sống, thoải mái đi ra ngoài mà không lo sợ như bây giờ.
Lúc đó tôi nhận ra cần phải theo dõi và đánh giá lại bệnh nhân. đến buổi thứ 4 mới có kết quả chính xác là bệnh nhân mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tức là con người có hai pha cảm xúc: pha trầm cảm và pha hưng cảm. bệnh nhân tìm đến mình khi đang ở pha trầm cảm. hai pha cảm xúc này cách nhau vài tháng, thậm chí cả năm", chuyên gia chia sẻ.
Chuyên gia tâm lý nguyễn hoàng thường xuyên tư vấn điều trị cho bệnh nhân mắc trầm cảm - ảnh: nvcc
Hiện nay nhiều người cho rằng mình bị trầm cảm và nghĩ rối loạn trầm cảm là chuyện bình thường, như cảm xúc vui buồn hằng ngày. tuy nhiên theo chuyên gia, việc rơi vào trầm cảm nếu để kéo dài, nặng nề sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Hoàng lấy ví dụ: "Trong đại dịch COVID-19 vừa qua, chúng tôi thực hiện chiến dịch tư vấn tâm lý online miễn phí. Một bạn sinh viên do ở nhà quá lâu, thay đổi môi trường sống đột ngột đã dẫn đến trầm cảm. Ban đầu bạn chỉ nghĩ mình buồn chán do không được ra ngoài. Tuy nhiên sau đó bạn thường xuyên nhốt mình trong phòng, không tham gia học online, cảm xúc u buồn. Cô giáo của bạn này đã tìm đến tôi để nhờ tư vấn".
Để điều trị trầm cảm, điều quan trọng nhất chính là từ phía người bệnh. Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Hoàng, chỉ cần người bệnh tìm đến bác sĩ, chuyên gia tâm lý đã là 50% chiến thắng.
"Tuy nhiên, chính căn bệnh nội sinh đã khiến bệnh nhân không muốn tiếp xúc, chia sẻ với ai, thu mình lại, vì vậy để họ tìm đến chuyên gia, người thân hay bạn bè là rất khó. Chỉ cần bệnh nhân tìm đến điều trị, lúc đó chuyên gia sẽ dùng các phương pháp điều trị để đồng hành cùng bệnh nhân, từ từ giúp họ vượt qua được trầm cảm", chuyên gia nói.
"những bệnh nhân mới bắt đầu trầm cảm nhẹ có thể dễ dàng điều trị bằng thu*c và liệu pháp tâm lý. tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển trầm cảm vừa và nặng thì rất khó điều trị. người bệnh phải có nghị lực chiến thắng bệnh, cùng với sự đồng hành của gia đình, y bác sĩ để vượt qua tự ti của bản thân", ts nguyễn bá đạt chia sẻ.
Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị trầm cảm như: sử dụng thu*c, điều trị tâm lý, sốc điện (ect)... ngoài ra, bác sĩ, chuyên gia tâm lý có thể sử dụng các liệu pháp như phân tâm, gia đình, nhận thức hành vi… để giúp hỗ trợ tâm lý cho người bệnh, giúp người bệnh phục hồi và thoát khỏi trầm cảm.
Trầm cảm và những hệ lụy khôn lường: Đau lòng những vụ mẹ giết con, T* t* sau sinh
Tto - ngay trong kỳ nghỉ tết nguyên đán 2022, chỉ một ngày xảy ra hai vụ việc đau lòng ở tp.hcm và hà tĩnh: mẹ giết con, trong đó một người mẹ bị trầm cảm sau sinh. tại đà nẵng, hai người nhảy cầu t* t* vào mùng 2 tết...
DƯƠNG LIỄU
Chủ đề liên quan:
chữa trị trầm cảm rối loạn sức khỏe tâm thần sức khỏe tâm thần trầm cảm Trầm cảm nguy hiểm không Trầm cảm như thế nào