Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, bởi vì lúc này trẻ đã vượt qua giai đoạn vàng tập nói và phát triển ngôn ngữ. Có thể không phải do chậm nói đơn thuần mà trẻ đang gặp rắc rối về các bệnh lý liên quan, cha mẹ cần đưa trẻ thăm khám ngay.
Đối với một đứa trẻ bình thường, khả năng ngôn ngữ sẽ được biểu hiện rõ ràng qua các cột mốc phát triển từ: 0 – 6 tháng tuổi; 6 tháng – 1 tuổi; 1 – 2 tuổi; 2 – 3 tuổi; 3 – 4 tuổi. Theo các chuyên gia, độ tuổi từ 02 – 06 tuổi là giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ của trẻ, nhưng trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói thì đã bước qua 1/2 khoảng thời gian quý báu để tập nói.
Đối với trẻ lên 4 hầu như các con đã biết hát, đọc thơ một cách trôi chảy
Mốc 3 – 4 tuổi đối với một đứa trẻ phát triển bình thường thì về mặt kỹ năng giao tiếp con đã biết nói rõ ràng, thậm chí biết kể chuyện lưu loát, đánh vần các từ, nói được khoảng 250 – 500 từ, đọc được tên của tất cả những người thân trong gia đình, biết sử dụng các đại từ nhân xưng đúng hoàn cảnh như ba, mẹ, con…biết sử dụng từ ở số nhiều như nhiều đồ chơi, nhiều con vật.
Nếu trường hợp trẻ nhà bạn được 4 tuổi mà không thực hiện được những điều nói trên, thậm chí không thể phát âm thì chắc chắn trẻ đã bị chậm nói, đây quả là một vấn đề cấp bách, đáng lo ngại, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám ngay, tránh trẻ bị mất khả năng phát âm vĩnh viễn, dẫn đến chứng bệnh câm, ảnh hưởng đến cả tương lai phía trước của trẻ.
Theo các chuyên gia, trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói là một tình trạng đáng báo động cần phải được sự tư vấn và kiểm tra của bác sĩ. Thông thường khi bước vào độ tuổi này nhưng vẫn chưa biết nói, thì khả năng lớn trẻ gặp những vấn đề sau:
Theo nghiên cứu trẻ mắc chứng tự kỷ rất dễ gặp phải tình trạng chậm nói
Khả năng ngôn ngữ đến chậm: Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói có thể là do trẻ chậm nói đơn thuần, tức là khả năng nói của trẻ đến muộn hơn so với những đứa trẻ khác cùng độ tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp, bởi vì chậm nói đơn thuần chỉ tập trung trong khoảng từ 2 – 3 tuổi, còn 4 tuổi thì đã quá muộn, chắc chắn trẻ đang gặp các vấn đề rắc rối khác.
Vấn đề về cơ quan cảm giác: Một số trường hợp gặp các vấn đề bất thường ở miệng, lưỡi, họng rất dễ dẫn đến chứng trẻ không nói được, thậm chí lên 4 tuổi vẫn chưa biết nói. Hoặc vùng tai trẻ bị mắc chứng điếc bẩm sinh, điều này khiến trẻ không tiếp nhận được âm thanh nên dẫn đến tình trạng không thể bắt chước được giọng nói.
Các vấn đề về não: Theo thống kê, trẻ nhỏ mắc các chứng bệnh về não như chậm phát triển trí tuệ, bệnh down, bại não, tăng động giảm chú ý thường có nguy cơ chậm nói rất cao.
Mắc bệnh tự kỷ: Thông thường khi mắc chứng tự kỷ trẻ thường có xu hướng thu mình vào một không gian riêng, lười và sợ giao tiếp với mọi người. Tình trạng này kéo dài dẫn đến sự kìm hãm lời nói, khó phát âm, chậm nói hoặc mất ngôn ngữ vĩnh viễn.
Ít có cơ hội giao tiếp: Hiện nay tình trạng ông bà, cha mẹ cưng chiều con nên không muốn cho con ra ngoài nhiều, tiếp xúc với mọi người xung quanh vì sợ lây bệnh, ốm vặt. Điều này vô tình làm hạn chế sự phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của trẻ.
Chế độ ăn uống: Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng nhất là các vi chất và vitamin khiến não bộ không đủ dưỡng chất cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời thiếu chất cũng khiến cho trẻ biếng ăn, kém hấp thu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, trong đó có khả năng phát triển ngôn ngữ.
Trẻ 4 tuổi chưa biết nói lúc này cha mẹ không nên chần chừ mà cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
Nếu trường hợp trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm thì cần điều trị bệnh, sau đó kết hợp việc tập luyện ngôn ngữ cũng như chế độ sinh hoạt tại nhà chắc chắn trẻ sẽ sớm bật âm. Còn nếu trường hợp không phát hiện điều bất thường thì các bậc cha mẹ nên:
Cha mẹ nên áp dụng phương pháp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói ngay tại nhà
Tóm lại trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói chắc chắn không phải con đang gặp tình trạng chậm nói đơn thuần, mà có thể trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện lớn để khám và điều trị sớm cho bé, tránh để gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như mất tiếng nói vĩnh viễn, nói ngọng, nói lắp ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
Có thể mẹ quan tâm:
- Tác dụng của Omega-3 đối với trẻ chậm nói và những điều cần biết
- 4 Mẹo chữa chậm nói dân gian giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả
- Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Mẹ phải làm sao?
- Những đồ chơi cho trẻ chậm nói giúp bé cải thiện ngôn ngữ
Chủ đề liên quan: