Đã gần 3 tuổi nhưng trẻ vẫn nói được rất ít, dù đây là thời điểm vàng có sự “bùng nổ” về mặt ngôn ngữ. Điều này, khiến các bậc cha mẹ lo lắng, liệu trẻ chậm nói đơn thuần chỉ là do vấn đề phát triển cá nhân của từng trẻ hay là trẻ đang gặp vấn đề về phát triển ngôn ngữ mang tính nguy hiểm hơn?
Làm sao để phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng cách? Những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp cha mẹ có dễ dàng phát hiện tình trạng chậm nói đơn thuần và tìm cách khắc phục sớm cho bé.
Trẻ đã hơn 2 tháng nhưng vẫn lầm lì, không chịu nói khiến mẹ lo lắng
Chậm nói đơn thuần mang tính chất tạm thời, nhằm đề cập đến những em bé nói muộn hơn so với các bé cùng tháng tuổi.
Theo bác sĩ Đoàn Hải Đăng- Bác sĩ bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Biểu hiện rõ nhất là hầu hết các bé trước 24 tháng đều có thể nói 25 từ cơ bản. Nếu như trẻ không thể giao tiếp quá số từ trên, thì có thể là bé đang bị chậm nói”.
25 từ cơ bản đó là: “mẹ, bà, ba, ông, mama, ơi, đói, chào, sữa, bai-bai, chơi, hết, có, không, đi, chó, mèo, mũ, mũi, giày, bóng, mắt, nóng, tắm, sách…”. Đây là những từ có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong những cuộc trò chuyện, đối thoại giữa bố mẹ, ông bà, chị, em và bé.
Tuy nhiên, khác với trẻ có vấn đề về phát triển ngôn ngữ. Các mẹ cũng cần nhận biết khả năng phản ứng lại với lời nói và cách diễn đạt cảm xúc của trẻ.
Nếu bé vẫn hiểu được ngữ điệu trong lời nói của mẹ, có thể là giận dữ, dỗ dành hay là cười đùa và có thể thực hiện theo những yêu cầu đơn giản của bố mẹ như: “tại đâu? mũi đâu? nói hoan hô, vỗ tay, lấy mũ cho mẹ”. Thì điều đó có nghĩa là trẻ đang bị chậm nói đơn thuần và cần được điều trị để khắc phục kịp thời.
Khả năng ngôn ngữ của trẻ bắt đầu khi vừa chào đời. Những dấu hiệu chậm nói đơn thuần ở trẻ đã có từ rất sớm và nếu biết sớm những dấu hiệu sau đây, thì các bậc phụ huynh có thể can thiệp sớm để giúp bé khắc phục tình trạng này.
Trẻ chậm nói đơn thuần có vốn từ ngữ hạn hẹp và chủ yếu chỉ nói những từ đơn giản
Nếu trẻ ít nói, nói chậm và có biểu hiện của những trường hợp trên thì ba mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ uy tín và hành động nhanh chóng để giúp các bé hiệu quả hơn.
Đây đều là những tình trạng mà trẻ không đạt được các mốc phát triển thông thường như các bạn khác, đặc biệt là ngôn ngữ. Trong khi trẻ chậm nói đơn thuần chỉ là tình trạng nói muộn, khó diễn đạt những điều mong muốn của bản thân bằng ngôn ngữ, nhưng khả năng nhận thức, cử chỉ và cảm xúc của trẻ vẫn bình thường. Trẻ có xu hướng sử dụng giao tiếp không lời trong sinh hoạt hàng ngày.
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là trẻ đang gặp khó khăn trong việc tiếp nhận ngôn ngữ, từ ngữ, cử chỉ, điệu bộ cho đến lời nói. Trẻ còn chậm trong việc phát âm, khó bắt chước và sử dụng từ đó một cách chủ động. Khi trẻ gặp tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ thì sau này sẽ hoàn toàn khó khăn, ba mẹ phải can thiệp và hỗ trợ một cách tích cực ở nhà là điều rất cần thiết.
Bố mẹ cần kịp thời để con không bị bỏ qua giai đoạn vàng trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho con là giai đoạn từ 0-3 tuổi.
Trạng thái trẻ chậm nói đơn thuần có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đều quá trình phát triển toàn diện của trẻ sau này. Vì trẻ chậm nói phải tốn nhiều công sức hơn để bắt kịp bạn bè của mình. Tuy nhiên, nếu như các bố và mẹ có thể tìm hiểu rõ nguyên nhân thì có thể “phòng bệnh” cho con mình bất cứ lúc nào. Bắt nguồn từ ba nguyên nhân chính cơ bản như sau: Môi trường, tâm lý và bệnh lý.
Nguyên nhân về môi trường:
Tiếp xúc sớm với thiết bị điện tử là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói đơn thuần
Nguyên nhân về mặt tâm lý:
Nguyên nhân bệnh lý:
Trẻ bị dính lưỡi gà sẽ gặp phải nhiều vấn đề trong việc phát âm
Trẻ bị chậm nói có nhiều bất lợi về sau này. Việc trẻ chậm nói đơn thuần sẽ hạn chế khả năng thích nghi với môi trường xung quanh, tư duy vì không thể tương tác với mọi người. Trẻ còn có xu hướng ăn vạ vì không thể bộc lộ cảm xúc của bản thân qua lời nói với người khác.
Trẻ chậm nói đơn thuần sẽ cần một “lịch” riêng để có thể theo kịp các bạn. Khi giai đoạn “tiền ngôn ngữ” đi qua, sự khác biệt so với bạn bè sẽ ngày càng có khoảng cách và khó có thể học hỏi nhanh giống như các bạn khi bước vào giai đoạn đến trường. Trẻ sẽ lớn lên trong sự sợ hãi và thiếu hụt kiến thức vì không thể tiếp cận nhanh chóng những thông tin mới mẻ nếu tình trạng trẻ chậm nói đơn thuần không được cải thiện sớm.
Đối với những người mới lần đầu làm cha, làm mẹ thì việc lo lắng và nôn nóng là điều không thể tránh khỏi. Nhất là khi có quá nhiều nguồn thông tin từ xưa cho đến ngày nay về trẻ chậm nói đơn thuần gây phân vân cho các bố và mẹ.
Trẻ em biết nói là một điều thú vị và là sự mong chờ của các bậc làm cha làm mẹ
Để giúp bé cải thiện tình trạng chậm nói, gia đình có thể áp dụng một số cách khắc phục sau:
Bố mẹ luôn mong muốn những điều tốt nhất cho con cái, và điều con cái cần nhất là sự quan tâm và đồng hành. Trẻ bị chậm nói đơn thuần có thể được can thiệp sớm và khắc phục kịp thời nhờ vào sự tinh ý và đề phòng của người thân trong gia đình. Vậy nên, khi thấy dấu hiệu báo động ngầm thì bố mẹ hãy bình tĩnh, tham khảo những thông tin hữu ích ở phía trên và đưa trẻ đến gặp các chuyên gia có kinh nghiệm sớm nhất nhé!
Chủ đề liên quan: