Lười giao tiếp, không hiểu được tính năng của đồ vật, không có phản ứng khi được gọi tên hay đặt câu hỏi…mặc dù đã bước qua ngưỡng 24 tháng tuổi. Đây được xem là những dấu hiệu của chứng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
Vậy trẻ gặp phải tình trạng ngôn ngữ chậm phát triển có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu, cha mẹ nên làm gì khi gặp trường hợp này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Bác sĩ Thái Ngọc Thành Đạt – Khoa Tâm Lý Nhi – Bệnh Viện Nhi Đồng 1 giải thích: “Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ được hiểu đơn giản là khả năng nói, tốc độ nói của bé chậm hơn so với bình thường và so với các trẻ khác trong cùng độ tuổi.
Những trường hợp này thường gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin, hình ảnh, trở ngại khi diễn đạt ngôn ngữ, điều này dẫn đến tình trạng trẻ lười nói, không muốn tiếp xúc nhiều với người khác và giao tiếp kém.
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể khiến con rụt rè, tự ti, không muốn giao tiếp
Qua số liệu khảo sát và thống kê cho thấy trung bình trong một nhóm 5 trẻ cùng độ tuổi thì sẽ có 1 trẻ chậm nói, khả năng nói kém hơn so những bạn còn lại. Tình trạng này do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến sự tự ti, chán nản, lâu ngày không giao tiếp khiến trẻ bị trầm cảm, tự kỷ khó chữa, ảnh hưởng đến cả tương lai phía trước của trẻ”.
Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ được thể hiện rõ ràng qua từng giai đoạn, nếu bố mẹ để ý sẽ nhận ra ngay, cụ thể:
Giai đoạn 03 tháng tuổi:
Khi được 03 tháng, đối với một đứa trẻ bình thường bé sẽ có phản ứng khi nghe được âm thanh nói chuyện, nựng nịu của ba mẹ như vui vẻ, cười hoặc tủi thân khóc. Khi nghe bài hát thiếu nhi bé sẽ vui mừng khua tay, đạp chân; khi đang ngủ nhưng nghe tiếng động mạnh bé cũng sẽ thức giấc và khóc thét.
Nhưng đối với một đứa trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn từ thì những hành động này dường như không hề xảy ra, bé sẽ không bộc lộ cảm xúc của mình hoặc chậm chạp, không phản ứng khi được tiếp xúc với các âm thanh quen thuộc.
Giai đoạn 6-7 tháng tuổi:
Ở thời điểm này ba mẹ thường rất dễ nhận ra những biểu hiện bất thường của bé. Nếu chậm phát triển ngôn ngữ bé sẽ không bi bô hóng chuyện hay bắt chước âm thanh trên ti vi, người lớn nói chuyện như papa, mama, baba hoặc không biết phản ứng khi nhìn thấy những hành động tạm biệt, xin chào, vẫy tay.
Trẻ 12 tháng tuổi:
Đối với trẻ phát triển bình thường, lúc này con sẽ nói được những từ một âm tiết đơn giản như “ba, mẹ, ông, bà, bế, chơi, ăn, gà, chó, mèo…” đồng thời nếu cần giúp đỡ hoặc thích bất kì một món đồ nào bé sẽ ra hiệu cần sự hỗ trợ từ những người xung quanh.
Còn đối với những em bé có khả năng phát triển ngôn ngữ chậm thì hầu như không nói được từ nào, thậm chí khi được gọi tên vẫn không có phản ứng quay lại, tiếng động mạnh vẫn không giật mình, không hứng thú và thờ ơ với những gì xảy ra xung quanh.
Lên 1 tuổi nhưng không nói được những từ đơn giản có thể bé đã bị chậm nói
Giai đoạn bé 15 tháng tuổi:
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khi được 15 tháng, ngoài không biết nói bất cứ từ gì thì trẻ còn không hiểu và không thực hiện được những mệnh lệnh đơn giản như “Đi nào, dậy nào con yêu, lại đây với mẹ nào…”.
Trẻ 18 tháng tuổi:
Nếu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ con sẽ không biết chỉ vào đồ vật hay món ăn mà con yêu thích, cũng không phân biệt và nhận biết được những bộ phận trên cơ thể con người khi được hỏi.
Giai đoạn bé 24 tháng tuổi:
Khi chạm ngưỡng 2 tuổi nhưng bé không nói được ít nhất 15 từ đơn và không biết ghép từ đơn thành câu có nghĩa để nói. Nhìn các dụng cụ, đồ vật đơn giản trong nhà nhưng vẫn không biết được công dụng, tính năng của chúng.
Lười giao tiếp, nói chuyện hoặc có thể nhại lại lời của các bài hát trên ti vi nhưng không hiểu được nghĩa câu nói.
Bác sĩ Thái Ngọc Thành Đạt – Khoa Tâm Lý Nhi – Bệnh Viện Nhi Đồng cho biết: Theo nghiên cứu và sàng lọc thì tình trạng trẻ gặp các vấn đề về phát triển ngôn ngữ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, được xếp vào 3 nhóm cơ bản đó là: Môi trường tác động; các vấn đề về bệnh lý, thể chất; gen di truyền, cụ thể:
Những đứa trẻ ít được cha mẹ quan tâm sẽ có xu hướng ít hòa nhập với bạn bè
Đây là một trong những nhóm nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ, đặc biệt là với xã hội phát triển như ngày nay.
Một số bệnh lý nguy hiểm dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển lời nói, ngôn ngữ được nhắc đến như:
Trẻ mắc các bệnh về tai dễ gặp vấn đề chậm nói
Ngoài những nguyên nhân trực tiếp nói trên thì có nhiều trẻ mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ là do gen di truyền từ bố mẹ, chẳng hạn:
Theo bác sĩ Thái Ngọc Thành Đạt cho biết, để khắc phục tình trạng trẻ chậm phát triển lời nói, ngôn ngữ cần phải có nhiều thời gian và căn cứ vào nguyên nhân mới có hướng điều trị, can thiệp đúng cách và hiệu quả.
Trường hợp bé mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ do các bệnh lý nguy hiểm thì cần thăm khám và điều trị bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi khỏi bệnh thì chứng chậm nói cũng sẽ dần khắc phục. Còn nếu bé bị chậm nói do di truyền bẩm sinh hay chậm phát triển trí tuệ thì cha mẹ cần tìm cho bé một bác sĩ tâm lý riêng.
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và giúp trẻ nhanh nói
Ngoài việc đưa con đi khám ở những phòng khám nhi nổi tiếng, có uy tín thì các bậc cha mẹ phải đồng hành cùng con trong suốt quá trình điều trị lâu dài, chú ý thực hiện những điều sau để hỗ trợ con phát triển khả năng nói cũng như thể chất lẫn tinh thần, cụ thể:
Hiện nay tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ngày càng gia tăng, chính vì vậy mà các bậc phụ huynh cần nắm rõ được biểu hiện, nguyên nhân, cách khắc phục bệnh. Việc phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ hiệu quả và có thể phát triển như một đứa trẻ bình thường. Tốt nhất khi thấy dấu hiệu trẻ không được bình thường thì cha mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO MẸ:
- Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không? Giải đáp thắc mắc
- 4 Mẹo chữa chậm nói dân gian giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả
- Bài Test trẻ chậm nói giúp phát hiện nhanh, can thiệp sớm
- Top 10 phòng khám nhi tại TPHCM Tốt Nhất, có bác sĩ giỏi
Chủ đề liên quan: