Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Trẻ nghiện điện thoại sẽ mắc những hội chứng nào?

Khi nghiện điện thoại thông minh, trẻ dễ trở nên hung hãn nếu bị lấy lại và dần vô cảm với thế giới xung quanh.

Không thể phủ nhận điện thoại thông minh ngày nay đã trở thành vật dụng thiết yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, việc để trẻ lạm dụng và trở thành “nghiện” điện thoại di động đã trở thành mối nguy hại thực sự cho sự phát triển của trẻ mà nhiều bậc phụ huynh không hề lường tới.

Theo các nghiên cứu y khoa cảnh báo rằng không nên cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào. Còn với trẻ từ 3-5 tuổi thì hạn chế dưới 1 tiếng/ngày, và từ 6-18 tuổi thì thời gian tiếp xúc chỉ nên ở mức dưới 2 tiếng mỗi ngày. Trẻ em sử dụng các thiết bị điện tử quá sớm và quá nhiều có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt, rối loạn hành vi, chậm phát triển và giảm khả năng học tập. Nguy hiểm hơn là có thể mắc hội chứng TIC- một hội chứng khiến sẽ hung hãn hơn.

Trẻ sử dụng quá nhiều điện thoại có thể mắc hội chứng hung hãn.

Theo bác sĩ chuyên khoa ii nguyễn minh tiến, phó giám đốc bệnh viện nhi đồng thành phố cho biết, trẻ xem điện thoại thông minh nhiều sẽ có biểu hiện nháy mắt và giật cơ hàm, nhíu mũi. ngoài ra, trẻ cũng vô thức phát ra các âm thanh như âm hèm trong họng, hít mũi, gằn giọng. đây là dấu hiệu điển hình của hội chứng tic- đâylà một dạng rối loạn vận động hay một phát âm không chủ đích, xảy ra bất ngờ nhanh chóng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần.

Hội chứng TIC được coi là một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến hệ cơ vận động của cơ thể có tính di truyền. Ngoài ra, chấn thương đầu hoặc do tác dụng phụ của một số loại Thu*c, các chất kích thích cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh TIC.

Để khắc phục tình trạng này, cách đơn giản nhất là phụ huynh phải khéo léo giúp trẻ rời xa chiếc điện thoại hay máy tính bảng. Nếu trẻ đã thuộc dạng nghiện, mỗi ngày chơi nhiều giờ, khóc la, tỏ ra hung bạo khi bị lấy mất thiết bị.

Với những bé chưa nghiện điện thoại, chỉ cần vài ngày giảm bớt thời gian là bé có thể từ bỏ được ngay. Còn với bé đã nghiện thiết bị công nghệ, các em sẽ mất nhiều thời gian hơn cho việc thay đổi thói quen này.

Bức xạ từ điện thoại có thể tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Trẻ dễ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý, nguy cơ hình thành khối u não.

Cách tốt nhất để giúp bé “cai nghiện” là phụ huynh cắt giảm thời gian cho trẻ dùng điện thoại. Nếu trước đây, mỗi ngày bé chơi điện thoại suốt 2 giờ hãy cố giảm dần xuống còn một giờ. Tuần sau lại tiếp tục giảm nhiều hơn nữa. Không nhất thiết phải ép trẻ tránh xa điện thoại hoàn toàn nhưng hạn chế càng nhiều càng tốt.

Bên cạnh đó, phụ huynh phải có phương án thay thế thiết bị công nghệ cho trẻ như đồ chơi phát triển trí tuệ, môn thể thao, trò vận động ngoài trời... Nếu duy trì thói quen này, sau một thời gian, tình trạng máy giật mắt, cơ hàm của bé sẽ từ từ giảm và hết hoàn toàn.

Nếu phụ huynh đã điều chỉnh và cân bằng thời gian dùng điện thoại của trẻ nhưng tình trạng nháy mắt và giật cơ hàm không thuyên giảm, kéo dài hoặc nặng thêm nên đưa bé đến các bệnh viện chuyên khoa nhi để được thăm khám tình trạng bệnh.

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/tre-nghien-dien-thoai-se-mac-nhung-hoi-chung-nao-46415.html

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tre-nghien-dien-thoai-se-mac-nhung-hoi-chung-nao/20220518035417376)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Vào hè, trẻ bị co giật cơ và âm thanh do smart phone tăng thêm 50% do trẻ được nghỉ học, ở nhà xem tivi và chơi game quá nhiều, tập trung ở trẻ từ 6 - 10 tuổi.
  • Năm nay cháu 19 tuổi, gần một tháng nay cháu bị nháy mắt liên tục một hồi rồi thôi, nhưng hay lặp lại.
  • Nhà khoa học Kobori Esitomo từ Đại học Y khoa Dokkio (Nhật Bản) cùng các cộng sự thuộc trường Đại học Illinois (Mỹ) vừa trình làng một phát minh điện tử cho phép chiếc điện thoại thông minh bình thường có thể trở thành phòng thí nghiệm tại gia để kiểm tra chất lượng tinh trùng.
  • Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của smartphone trong đời sống hàng ngày. Ngoài chức năng nghe gọi thông thường, smartphone còn đem lại một cuộc sống luôn luôn kết nối, thông minh hơn, phù hợp với sự năng động của con người hiện đại. Điện thoại thông minh là một trong những thiết bị điện tử được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, ước tính có khoảng 4.000 triệu người có ít nhất một chiếc điện thoại.
  • Sự phát triển của khoa học kỹ thuật khiến trẻ em tiếp xúc và phụ thuộc ngày càng nhiều vào các sản phẩm công nghệ cao như smartphone. Do đó, cha mẹ cần có cách ứng xử phù hợp để hạn chế thói quen tiêu cực này ở trẻ.
  • Trẻ em ngày càng được tiếp cận smartphone và thiết bị công nghệ sớm, nhiều cha mẹ lấy đó làm công cụ trông con mà không biết những ảnh hưởng xấu từ nó.
  • Con trai đêm nào cũng chơi điện thoại đến phờ phạc, chị Hương bí mật kiểm tra thì thấy khuất dưới ứng dụng truyền hình của điện thoại có một loạt kênh người lớn.
  • Tính năng camera hữu dụng nhất với người sử dụng điện thoại thông minh smartphone tại Việt Nam.
  • TS BS Phạm Ngọc Đông, Trưởng khoa Kết giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích khi ngồi máy tính…
  • Tư thế cúi cổ về phía trước khi sử dụng smartphone hay máy tính bảng trong thời gian dài gia tăng áp lực lên cột sống, làm hại đốt sống cổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY