Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến phụ huynh lo lắng rằng đây có phải một triệu chứng bất thường và liệu hệ tiêu hóa của con có đang gặp vấn đề gì không. Thực chất vấn đề này có thể chỉ là triệu chứng thông thường ở trẻ sơ sinh trong những giai đoạn đầu đời nhưng cũng có thể là dấu hiệu của hệ tiêu hóa đã bị nhiễm khuẩn. Tùy thuộc vào các biểu hiện của trẻ mà mẹ có phương pháp chăm sóc phù hợp và an toàn hơn.
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa thực sự hoàn thiện như người lớn. Chúng còn khá yếu và non nớt, dễ nhạy cảm và rất dễ bị các tác nhân bên ngoài tác động gây bệnh. Vì thế mẹ cần chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng cho con và cho cả mẹ, vì trong 6 tháng đầu hầu hết bé sẽ chỉ được bú mẹ. Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể chỉ là dấu hiệu bình thường nhưng đôi khi cũng ẩn chứa một số vấn đề nguy hiểm ở hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể là triệu chứng bình thường với trẻ trong khoảng 1 tháng tuổi
Đầu tiên, việc đi ngoài chứng tỏ bé đã được bú no, ăn no nên mới có thể đào thải các chất dư ra ngoài, vì thế có thể thấy đây là một dấu hiệu tốt. Thường với trẻ trong tráng ( dưới 1 tháng tuổi) việc đi ngoài từ 6- 8 lần/ 1 ngày là điều hết sức bình thường, thậm chí việc bé có quấy khóc một chút khi đi ngoài thì phụ huynh cũng không cần quá lo, chỉ cần đảm bảo phân đủ mềm, không bị quá cứng như táo bón hay quá loãng như tiêu chảy là ổn.
Mỗi trẻ sơ sinh đều có tần suất đi ngoài riêng và hoàn toàn không giống nhau, có thể phụ thuộc vào số lần bú và số lượng sữa nạp vào. Trong những tháng đầu bé sẽ đi ra phân su. Đây là loại phân được tạo ra từ thức ăn mẹ đưa đến cho bé khi còn mang thai. Phân có dạng nhầy và dẻo, có màu xanh và không có mùi. Bé sẽ loại bỏ hết phân su này ra cơ thể trong vài ngày đầu, vì thế số lượng đi ngoài có thể lên tới 10- 12 lần.
Trong vài tuần đầu, các hoạt động chủ yếu của bé chỉ xoay quanh việc ăn – ngủ – bú. Vì vậy nếu lượng sữa nạp vào càng nhiều thì tần suất đi ngoài của bé càng tăng. Tình trạng này có thể kéo dài đến tháng thứ 2 do bé hấp thụ quá tốt các dưỡng chất trong sữa mẹ nên khi đã đủ lượng dưỡng chất thì cơ thể sẽ loại bỏ những chất dư thừa. Vì vậy phụ huynh cũng không cần quá lo lắng nếu thấy trẻ đi ngoài nhiều trong vài tuần đầu đời.
Tuy nhiên, nếu sang tháng thứ 3 bé vẫn tiếp tục đi ngoài nhiều lần cùng với một số triệu chứng bất thường khác thì phụ huynh cần phải cực kỳ lưu ý. Bởi sang giai đoạn này, hệ tiêu hóa đã dần ổn định hơn, lượng phân su đã được loại bỏ bé nên bé cũng cần ổn định lại. Nếu vẫn tiếp tục tiếp diễn tình trạng đi ngoài thì có thể khiến trẻ mất nước và gây ra rất nhiều tình trạng nguy hiểm khác cho sức khỏe.
Trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi đi ngoài trên 3 lần mỗi ngày cùng với màu sắc phan bất thường thì có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm
Các triệu chứng cho thấy việc bé đi ngoài nhiều có thể là dấu hiệu bất thường bao gồm
Đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất nếu có các dấu hiệu
Đi ngoài nhiều lần trong ngày kèm theo nước hoặc tiêu chảy khiến cơ thể bé bị mất nước nghiêm trọng. Đặc biệt với trẻ trong những tháng đầu chủ yếu bú mẹ, tình trạng này có thể khiến bé bị mất dưỡng chất, cơ thể bị suy kiệt nhanh chóng. Trẻ quấy khóc nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức và trở nên thụ động, ít vui chơi như trước. Một số trẻ còn có cả dấu hiệu nôn mửa, bỏ ăn. Phụ huynh cần sớm phát hiện và điều trị để tránh các biến chứng khác.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần, có thể do các vấn đề về sữa mẹ, tiêu chảy, hay các vấn đề về nhiễm trùng tiêu hóa hết sức nguy hiểm. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống, tinh thần, đồng thời gây ra rất nhiều các biến chứng cho sức khỏe sau này của trẻ nhỏ.
Trẻ đi ngoài liên tiếp trong ngày có thể do các nguyên nhân sau
Trong 6 tháng đầu đời, hầu hết trẻ sơ sinh chỉ dùng nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Mẹ có thể ăn các thực phẩm không hợp vệ sinh hoặc các thực phẩm lạ khiến các dưỡng chất lẫn trong sữa làm hệ tiêu hóa của bé không tiếp nhận gây nên tình trạng tiêu chảy hoặc đi ngoài nhiều lần có lẫn nước. Đầu vú của mẹ không được vệ sinh sạch sẽ khi cho con bú cũng rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc khiến hệ tiêu hóa của con gặp nhiều vấn đề.
Mẹ ăn các thực phẩm dễ gây ngộ độc hay đầu vú không được sạch sẽ cũng gây nên tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài liên tục
Nếu trẻ đã qua 6 tháng đầu được chuyển qua ăn dặm thì các thực phẩm lạ cũng khiến hệ tiêu hóa không dung nạp được và phản ứng lại bằng cách đi ngoài nhiều lần. Trẻ bị dị ứng với thành phần trong sữa công thức đang dùng cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần.
tuy nhiên với trường hợp này phụ huynh có thể không cần quá lo lắng vì chỉ cần điều chỉnh lại một chút về chế độ ăn uống, dinh dưỡng, thay đổi lại loại sữa thì có thể kiểm soát tình trạng này nhanh chóng.
Khi mẹ nạp bất kỳ loại thực phẩm hay loại thuốc nào vào cơ thể thì nó cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng cho trẻ do chúng đều sẽ hòa lẫn vào sữa và đưa đến con thông qua việc bú mẹ. Vì thế mà một số loại thuốc nhuận tràng do mẹ uống cũng có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài quá nhiều ở trẻ. Mẹ cần cẩn trọng hơn khi dùng các loại thuốc để hạn chế tối đa các ảnh hưởng tới con.
Đây là tình trạng đặc biệt nguy hiểm mà phụ huynh cần hết sức lưu ý vì có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Các loại virus gây nhiễm trùng hệ tiêu hóa thường gặp là virus rota, vi khuẩn salmonella.. Các vi khuẩn, virus này gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ khiến bé đi ngoài nhiều lần làm cơ thể mất nước và kiệt sức nhanh chóng.
Lúc này, thành ruột của trẻ sơ sinh rất mỏng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào máu và gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm khác. Tình trạng xảy ra khi bé ăn các thức ăn lạ hoặc mẹ ăn các thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc và lây nhiễm qua con qua đường sữa mẹ.
Với tình trạng này tốt nhất phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế để tiện theo dõi và điều trị hơn.
Trẻ đi ngoài nhiều lần, đặc biệt nếu tình trạng đi ngoài có lẫn nước hay tiêu chảy thì bé sẽ bị mất nước nghiêm trọng. Cơ thể mất nước và điện giải sẽ làm ảnh hưởng tới việc phát triển về thể chất lẫn trí não. Trẻ đi ngoài nhiều sẽ vô cùng mệt mỏi, không còn muốn ăn uống, ngủ nhiều li bì và trở nên thụ động hơn. Tiêu chảy hay đi ngoài kéo dài trong giai đoạn sơ sinh là nguyên nhân chính khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi.
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày luôn trong tình trạng mệt mỏi quấy khóc, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ nhỏ
Bên cạnh đó, các triệu chứng này còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như
Ngoài ra, việc đi ngoài nhiều lần thường xuyên không báo trước còn có thể gây ra tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh. Do mông tiếp xúc nhiều với bỉm đã bị bẩn, việc vệ sinh sau mỗi lần đi ngoài không được đảm bảo. Hăm tã nếu không được điều trị kịp thời có thể gây lở loét, nhiễm trùng, tổn thương da ở vùng mông, đùi, bẹn khiến bé vô cùng đau nhức. Trẻ trở nên quấy khóc nhiều hơn, kém ăn và ít ngủ hơn trước làm sức khỏe suy giảm nhanh chóng.
Như vậy có thể thấy các biến chứng liên quan đến việc đi ngoài nhiều lần tưởng bình thường nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Phụ huynh cần phải sớm phát hiện, tìm hiểu nguyên nhân để có thể chữa trị kịp thời.
Hầu hết các nguyên nhân gây ra tình trạng này đều liên quan đến các tác nhân bên ngoài, vì thế phụ huynh chỉ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và các thực phẩm bổ sung cho cả mẹ và con thì có thể giải quyết tình trạng này một cách nhanh chóng. Ngoài ra do trẻ sơ sinh đang là đối tượng còn rất yếu nên việc dùng thuốc rất hạn chế, nếu tình trạng đi ngoài nhiều chưa quá nguy hiểm thì chủ yếu sẽ được chỉ định tự điều trị tại nhà.
Cho bé bú nhiều hơn và chú ý đến chế độ dinh dưỡng sẽ giúp giải quyết tình trạng bé thường đi ngoài nhanh chóng
Một số phương pháp điều trị mẹ có thể tham khảo bao gồm
Trẻ bị đi ngoài nhiều đa phần đều bỏ bú, không muốn bú tuy nhiên phụ huynh cần bổ sung lại lượng nước và điện giải đã mất thông qua sữa mẹ. Sữa vừa giúp cung cấp nước đồng thời bổ sung lại các dưỡng chất đã mấtt trong quá trình đi ngoài. Trong trường hợp bé đi ngoài nhiều do nhiễm trùng nhiễm khuẩn, sữa mẹ cũng giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn chống viêm, đồng thời làm dịu cổ họng khi bé quấy khóc nhiều.
Mẹ nên chia ra làm nhiều cứ bú nhỏ cho bé vì lúc này con rất lười bú nên không nên ép bé uống quá nhiều sữa một lúc. Nếu trẻ đang dùng sữa công thức cũng nên thực hiện tương tự để đảm bảo bé đủ dưỡng chất để khỏe mạnh và phát triển hơn.
Với trẻ trên 6 tháng đã bắt đầu ăn dặm được thì ngoài sữa mẹ nên bổ sung thêm cả nước lọc cho bé để hỗ trợ việc cơ thể được hồi phục nhanh nhất.
Mẹ cần phải đặc biệt chú ý về chế độ dinh dưỡng để đảm bảo các chất được đưa đến cho con luôn là tốt nhất. Mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để mẹ khỏe, bé cũng được phát triển tốt hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm như đồ ăn cay nóng, đồ ăn khô cứng, hay các đồ ăn lạ dễ gây dị ứng.
Với trẻ đang chuyển sang ăn dặm cũng cần chú ý các thực phẩm. Thời gian đầu nên nấu các món ăn dạng thật lỏng và nhuyễn để bé có thể hấp thụ thức ăn tốt nhất. Lúc này niêm mạc dạ dày cũng tiết ra lượng acid clohydric và enzym còn rất hạn chế nên chưa thể tiếp nhận được các thực phẩm có tính khô cứng, vì vậy nếu vẫn tiếp tục ăn các thực phẩm này sẽ làm rách màng thành ruột và gây ra nhiễm trùng.
Nếu bé bị đi ngoài do sữa công thức, mẹ nên thay đổi loại sữa công thức cho con. Ngoài ra khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm được thì nên cho bé ăn các loại sữa chua cho trẻ nhỏ cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tốt các bệnh liên quan.
Tình trạng mất nước, quấy khóc khiến bé vô cùng mệt mỏi và mất sức. Vì thế phụ huynh hãy cố gắng giữ không gian yên tĩnh cho bé được nghỉ ngơi đầy đủ hơn. Hạn chế đánh thức bé dậy làm bé mệt mỏi nhiều hơn. Chỉ cần bé được ngủ một giấc dài, sâu và ngon thì sau khi tỉnh dậy bé sẽ cảm thấy khỏe khoắn và linh hoạt hơn rất nhiều.
Bé đi vệ sinh nhiều có thể gây ra tình trạng hăm tã do bề mặt mông tiếp xúc nhiều với các vi khuẩn, virus có trong phân và nước tiểu trên về mặt tã. Vì vậy phụ huynh nên vệ sinh sạch sẽ mông và thường xuyên thay tã cho trẻ để hạn chế tình trạng này. Mẹ nên dùng nước ấm hoặc tắm bằng nước lá trà xanh sẽ giúp kháng khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm cho con tốt hơn.
Thường xuyên thay bỉm và vệ sinh sạch sẽ cho bé để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác
Ngoài ra cũng cần chú ý không đóng bỉm liên tục mà nên để mông bé thả lỏng một chút cũng giúp bé thoải mái hơn, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả nhất.
Trẻ sơ sinh là đối tượng cực kỳ nhạy cảm, vì thế phụ huynh cần chú ý các vấn đề sau khi điều trị cho bé
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể do rất nhiều nguyên nhân, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng và các thực phẩm được đưa vào cơ thể trẻ. Vì vậy phụ huynh cần hết sức lưu ý và cẩn trọng trong việc chăm sóc trẻ hằng ngày. Đừng quên thảm khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ và các món ăn để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con mỗi ngày.
Chủ đề liên quan: