Tai , Mũi , Họng hôm nay

Trị tật nói lắp ở trẻ Đời sống

Nói lắp (cà lăm) là một tật khá phổ biến và cần rèn luyện ngay từ khi trẻ còn nhỏ để tránh trở thành mãn tính ...

Nói lắp là một sự lặp lại, kéo dài hoặc bị tắc nghẽn không tự nguyện của một người đang cố gắng nói một từ hay một phần của một từ. Với trẻ em bị tật nói lắp, chúng biết những gì mình muốn nói, nhưng không thể nói ra trơn tru dễ dàng.

Ảnh: imdayak

Tật nói lắp thường xuất hiện khi trẻ lên 2-4 tuổi. Hầu hết bắt đầu trước khi trẻ 5 tuổi. Rất hiếm khi xảy ra lúc trẻ đã biết nói những cụm từ ngắn có ý nghĩa. Trong thực tế, trẻ nói lắp vẫn sử dụng được câu nói tuy mất thời gian. Trong đời sống, khoảng 5% trẻ có thể bị nói lắp chỉ trong vài tháng hoặc trong một khoảng thời gian dài hơn rồi tự khỏi. Và nói lắp (cà lăm) có xu hướng xảy ra trong gia đình. Phần nhiều (khoảng 80 %) trẻ em nói lắp sẽ tự khỏi.

Làm thế nào để nhận biết con mình có vấn đề nói lắp?

Không giống như các đứa trẻ cùng tuổi bình thường khác, trẻ em nói lắp có vấn đề đặc biệt khi phát âm từ đầu tiên trong câu, hoặc khi bắt đầu nói các từ nào đó. Đôi khi trẻ cảm thấy bị căng thẳng, nên phải kéo dài và phóng đại âm thanh của từ. Hoặc trẻ dường như bị kẹt, không thể phát ra âm thanh hay nói ra từ ấy.

Cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ?

- Kiên nhẫn lắng nghe con nói, không lên giọng dạy bảo trẻ nói thế nào. Cố gắng hiểu trẻ muốn nói gì khi trẻ đang bị cà lăm.

- Để cho con hoàn thành câu nói của nó, không làm con bị gián đoạn câu nói.

- Nhìn thẳng vào mắt con khi nó đang nói. Đừng giành nói trước câu nói hay suy nghĩ của con. Hãy để cho chính trẻ tự nói lên.

- Sau khi con đã nói xong, cha mẹ hãy lặp lại câu đó, với những từ như con đã nói. Ví dụ con nói: “Con thấy, thấy, thấy... con thỏ” thì cha mẹ cũng lặp lại: “Ừ, cha (mẹ) thấy con thỏ”.

- Chờ đợi con nói xong khi đó mới trả lời. Không bao giờ trả lời trước khi con chưa nói xong. Điều này giúp cho con bạn bình tĩnh, chậm rãi khi phát biểu.

- Tại sao trẻ lên 2 tuổi thường bị nói lắp? Vì trẻ ở vào độ tuổi này bị hạn chế vốn từ vựng và kỹ năng cú pháp. Nên mới nghe, tưởng như trẻ nói lắp. Thực ra lúc ấy trẻ đang dò dẫm để thực hiện kỹ năng ngôn ngữ tốt. Trong trường hợp này cha mẹ sẽ thấy trẻ dần dần tiến bộ trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên nếu trẻ thực sự nói lắp, lâu dần sẽ trở thành tật nói lắp mãn tính. Nếu như trẻ đã nói lắp mãn tính, đây là một trường hợp mắc bệnh, cần phải điều trị lâu dài.

Vũ Hào

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/doi-song/tri-tat-noi-lap-o-tre-2634738.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 32 tuổi vẫn bị nói lắp nên nhiều khi kém tự tin trước đám đông. Có cách nào khắc phục tật nói lắp không, thưa bác sĩ?
  • Con tôi sắp đi học lớp 1 nhưng vẫn nói lắp. Tôi nên làm gì để giúp cháu giảm nói lắp. Mong bác sĩ tư vấn.
  • Trẻ em có thể nói lắp khi lời nói và khả năng ngôn ngữ không phát triển đủ để theo kịp với những gì muốn nói
  • Con trai tôi 8 tuổi, cháu biết nói khi 1 tuổi rưỡi nhưng điều tôi lo lắng là cháu bị nói lắp.
  • Con trai tôi 6 tuổi, tới đây, cháu vào lớp 1 nhưng điều tôi lo lắng là cháu bị chứng nói lắp sẽ ảnh hưởng tới khả năng học tập.
  • Con tôi năm nay 9 tuổi. Cháu bị nói lắp rất nhiều. Rất mong bác sĩ tư vấn giúp tôi nguyên nhân và cách khắc phục.
  • Bệnh nói lắp thường gặp ở trẻ nhỏ khi bắt đầu tập nói. Bố mẹ cần đưa con đi khám chuyên khoa để bác sĩ đánh giá cụ thể tình trạng nói lắp của con để có cách giúp con tự luyện tập ở nhà.
  • Nói lắp là một hiện tượng loạn thần kinh chức năng của ngôn ngữ, thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, con trai nhiều hơn con gái. Nguyên nhân xuất phát từ bên trong hoặc môi trường bên ngoài.
  • Nói lắp là một hiện tượng loạn thần kinh chức năng của ngôn ngữ, thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, con trai nhiều hơn con gái.
  • Tật nói lắp là một chứng rối loạn trong các diễn đạt lời nói. Nếu trẻ nói lắp không được trị liệu thì khi trưởng thành vẫn mắc tật nói lắp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY