Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Triệt để như người Việt Nam: Cả cây chuối to vậy mà đến 2/3 dùng cho việc... ăn

Trừ bỏ phần thân và rễ thì dường như phần nào của cây chuối cũng được người Việt phục vụ cho sự nghiệp ăn uống.

Cây chuối là một loại cây thân thuộc và gần gũi với người Việt Nam. Chúng ta lớn lên từ những món ăn vặt làm từ chuối như bánh chuối, chuối nếp, chè chuối... từ những tô canh chua hoa chuối bào, đến các đĩa gỏi, nộm mẹ và bà hay làm vào mùa hè nóng bức. Có một sự thật là có rất nhiều các bộ phận cây chuối được dân tộc Việt Nam vốn 'dĩ thực vi thiên' tận dụng triệt để để phục vụ cho việc ăn uống. Trừ thân và rễ có vẻ 'khó quá bỏ qua' thì những phần còn lại đều không 'tránh khỏi' mảng ẩm thực:

Quả

Quả chuối thì không cần phải nói, là phần có khả năng ăn được cao nhất trong bất kì loại cây trái nào. Chuối ở Việt Nam có vô cùng nhiều loại và có thể được mang đi làm vô số những món ăn khác nhau. Và khi mình nói 'vô số', ý mình là 'vô số' thật đấy. Đến cả người Việt còn gặp khó khăn trong việc kể tên hết các món ăn từ quả chuối. Chúng ta có thể ăn chuối nguyên chất, hiển nhiên, nhưng cũng có thể ăn nó với cơm, thêm ít nước mắm hoặc nước tương. Chuối sống còn có thể dùng để chế biến các món ăn như kho, om, ngào đường… Chuối chín có thể làm bánh chuối chiên, kem chuối, chuối nếp nướng, các loại bánh chuối…

Hoa

Hoa chuối, hay còn được gọi là bắp chuối, cũng là một bộ phận được người Việt tận dụng triệt để. Bắp chuối có thể dùng để nấu canh chua, có thể ăn cùng nhiều món sợi như bún, mì… Ngoài ra, chắc hẳn không bạn nào không biết đến món nộm hoa chuối (hay miền Nam gọi là gỏi bắp chuối) với hàng trăm phiên bản. Ngoài ra, còn có cả món hoa chuối nấu ốc, canh hoa chuối…

Củ

Ít được biết đến hơn, củ chuối, hay còn gọi là phần 'thân thật' (khác với thân giả nằm phía trên mặt đất), được dùng để làm nhiều món ăn hấp dẫn. Xứ Đoài vùng ven Hà Nội thường hay làm món củ chuối nấu xương trong các dịp lễ lạt hay giỗ hiếu. Người ta đào củ chuối mang về sơ chế, thái lát mỏng, ngâm muối cho trắng và mềm, sau đó vắt khô rồi ướp với mắm tôm và các loại gia vị, xào cùng xương lợn rồi đổ nước vào ninh thành canh.

Mặt khác, còn có câu ca dao:

'Cá rô quyện với nồi giang,

Còn như củ chuối, lươn vàng quyện nhau'

Nếu biết câu này, hẳn bạn phải biến đến món lươn om củ chuối phổ biến tại các tỉnh thành Bắc Bộ như Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định…

Lươn om củ chuối.

Lá chuối tuy không ăn được, nhưng phần lớn ẩm thực Việt Nam đều có 'dính dáng' đến loại lá này. Lá chuối dùng gói cơm, gói xôi, gói các loại bánh truyền thống. Bánh tét, bánh ú, bánh ít… thường được gói bằng lá chuối. Mỗi dịp Tết đến, các bà các mẹ lại thu gom lá chuối, rửa sạch, mang đi ngâm rồi dùng gói bánh. Lá chuối cũng được dùng để gói xôi tại những gánh hàng rong ven đường. Lá chuối có một lớp sáp mỏng trên mặt lá mà khi gặp nhiệt độ sẽ tan ra, lan toả mùi thơm, giúp món ăn ngon miệng hơn rất nhiều.

Nguồn: songkhoe.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d3049c6333085193e3e3409)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY