Kinh tế xã hội hôm nay

Trời rét, không chủ quan với dịch bệnh

Giáp Tết, nhiều dịch bệnh có nguy cơ tái xuất, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm.

Bộ Y tế cho biết, những tháng cuối năm 2018, tình hình trên thế giới và Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp. Cụ thể, theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong những tháng cuối năm 2018, các nguy hiểm và mới nổi như MERS-CoV tiếp tục ghi nhận tại khu vực Trung Đông; bệnh sởi xảy ra tại nhiều quốc gia khu vực châu Âu trong đó có một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi; các chủng cúm gia cầm độc lực cao vẫn có nguy cơ bùng phát tại một số quốc gia trong khu vực vào mùa xuân và xâm nhập Việt Nam.

Tại Việt Nam, theo Cục Y tế dự phòng, một số bệnh truyền nhiễm lưu hành vẫn có số mắc cao hoặc gia tăng cục bộ tại một số địa phương; bệnh cúm A (H5N6) trên gia cầm vẫn ghi nhận rải rác tại một số địa phương. Trong khi đó, thời tiết mùa xuân và sự gia tăng giao lưu đi lại trong dịp Tết và mùa lễ hội là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan, bùng phát, đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, những như sởi, thủy đậu, Rubella, tay chân miệng, liên cầu lợn... có xu hướng gia tăng.

Tiêm phòng cho vật nuôi để phòng chống dịch bệnh.

Theo Bộ NN&PTNT, giáp Tết, các địa phương cần chủ động phòng chống bệnh lở mồm, long móng gia súc và các bệnh truyền nhiễm khác trên đàn gia súc, gia cầm; khai báo kịp thời đàn vật nuôi có biểu hiện dịch bệnh nguy hiểm, không được giấu dịch. Các địa phương bố trí kinh phí cho công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc; tổ chức đoàn kiểm tra các xã, thị trấn trong triển khai biện pháp phòng trừ dịch bệnh. Dịch bệnh lở mồm long móng xảy ra và đang có chiều hướng lan rộng tại nhiều địa phương thuộc tỉnh Quảng Trị. Hiện các ngành chức năng tại địa phương này đã tiêu hủy gần 230 con lợn mắc bệnh.

Nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh dịp giáp Tết, Bộ Y tế khuyến cáo người dân rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng, vệ sinh khử khuẩn nơi sinh hoạt và vệ sinh môi trường, giảm thiểu sự hiện diện của mầm bệnh môi trường. Vệ sinh kém và sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh là một trong những nguyên nhân góp phần làm các dịch, bệnh đường tiêu hóa, giun sán, tay chân miệng... gia tăng, đặc biệt vào dịp giáp Tết.

Nguyễn Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/troi-ret-khong-chu-quan-voi-dich-benh-n152713.html)

Tin cùng nội dung

  • 70% số trẻ mắc bệnh tay chân miệng khởi phát tại gia đình, ý thức giữ gìn vệ sinh của không ít người dân hiện vẫn đang ở mức báo động.
  • Ngoài sốt phát ban, rubella đang diễn biến phức tạp thì thủy đậu, tay chân miệng cũng đang gia tăng và lây lan nhanh tại Quảng Nam, Đà Nẵng.
  • Mỗi lần con líu lo em hóc (khóc), con ăn tam tơ (cam cơ)... cả nhà chị Mỹ thường cười rồi nhại theo. Vào tiểu học, bé hay bị cô mắng và bạn trêu vì nói ngọng.
  • Người dân bị mắc bệnh uốn ván nhưng không được phát hiện, xử trí kịp thời nên dễ có nguy cơ dẫn đến Tu vong
  • Mới đây, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM tiếp nhận và phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị hoại tử cho bệnh nhân N.VK. (42 tuổi, ngụ tại Đồng Nai).
  • Ông Nguyễn Mạnh Việt - Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, Trưởng Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân huyện cho biết...
  • Dị ứng thức ăn Chủ quan là nguyDị ứng thức ăn (DƯTA) và các chứng bệnh dị ứng đang gia tăng mạnh trong vài năm gần đây.
  • Con trai tôi bị té trầy chân chảy máu, bà nội cháu vội lấy Thu*c lào đắp vào vết thương. Tôi cản lại vì sợ nhiễm trùng thì bà cho rằng, đắp để cầm máu và vết thương nhanh lành.
  • Cách vài tháng lại bị đau vai gáy, chị không đi chữa. Tuần trước, lại đau cứng vùng cổ, vai và cả hai cánh tay, chị Thanh đi khám và hốt hoảng biết mình bị dính khớp ổ bả vai.
  • Thiếu máu não đang có chiều hướng gia tăng mạnh ở người lớn tuổi và gần đây cũng khá phổ biến ở những người trẻ tuổi lao động trí óc, căng thẳng, stress.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY