Khoa học hôm nay

Tròn mắt kinh ngạc thấy bạch tuộc đi bộ dưới đáy biển

Đoạn video đáng kinh ngạc đã được phát hành cho thấy một con bạch tuộc 'đi bộ' dọc dưới đáy biển.
Tròn mắt kinh ngạc thấy bạch tuộc đi bộ dưới đáy biển
Tròn mắt kinh ngạc thấy bạch tuộc đi bộ dưới đáy biển

Những con bạch tuộc nổi tiếng với tám xúc tu kinh dị dài ngoằng, thân mềm, trông khá dị. đó là một loại sinh vật thân ngắn, mềm, hình ovan, có khoảng 289 đến 300 loài bạch tuộc trên trái đất, chiếm hơn 1/3 tổng số động vật thân mềm.

Chúng sống trong môi trường nước và phần lớn khoảnh khắc con người bắt gặp là khi bạch tuộc bơi. và một điều chắc chắn là trong suy nghĩ của mọi người, 8 xúc tu chính là 8 'chân' giúp con vật di chuyển.

Tuy nhiên, một số nhà sinh vật học cho rằng cần thay đổi suy nghĩ về xúc tu của bạch tuộc, xem 6/8 xúc tu là tay và 2 xúc tu còn lại là chân. bằng chứng được đưa ra là đoạn video mà các chuyên gia may mắn ghi lại được cho thấy hình ảnh cực kỳ đặc biệt của bạch tuộc dưới đáy biển.

Video cho thấy sinh vật có 8 xúc tu ghê sợ này không bò như trong suy nghĩ của con người mà sử dụng 2 xúc tu để bước đi. 

Video chia sẻ nhanh chóng trên mạng xã hội và thu hút sự chú ý. 'tôi thực sự kinh ngạc khi thấy hành vi này', 'tôi có nghĩ rằng chúng có thể đi theo chiều dọc hoặc chiều ngang, những sinh vật này thật tuyệt vời', 'đó là khoảnh khắc thực sự thú vị và đáng kinh ngạc về những con bạch tuộc' ... cư dân mạng bình luận.

Hầu hết bạch tuộc bơi trong nước bằng cách 'hút nước vào cơ thể và bắn ra một ống gọi là ống siphon', chúng cũng sử dụng phần phụ để đẩy cơ thể theo một hướng nhất định.

Tuy nhiên, một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2005 đã tiết lộ rằng bạch tuộc cũng thích 'đi bộ' và đặc biệt là khi cố gắng trốn tránh những kẻ săn mồi.

Trong ấn bản tháng 3/2020 của tạp chí Khoa học, các nhà khoa học đã giải thích rằng bạch tuộc thường sử dụng 2 chân để đi và 6 tay để biến cơ thể chúng thành những đám tảo hoặc cuộn vỏ dừa để đánh lừa các loài động vật dưới biển khác.

Đồng tác giả khoa học Robert Full từ Đại học California, Mỹ cho biết: "Khám phá này đã thay đổi tất cả những gì chúng ta biết về bạch tuộc. Khám phá cũng cung cấp nguồn cảm hứng cho sự khởi đầu của kỷ nguyên mới về người máy mềm. Những khoảnh khắc thật không thể tin nổi".

Hoàng Dung (lược dịch)

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-la/tron-mat-kinh-ngac-thay-bach-tuoc-di-bo-duoi-day-bien-272963.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY