Khoa học hôm nay

Trước khi Ch?t Hòa Thân để lại bài thơ cực lạ

Nói về độ giàu có của Hòa Thân người Trung Quốc có câu: Những gì trong cung có, chắc chắn phủ Hòa Thân cũng có. Nhưng những gì trong phủ Hòa Thân có thì chưa chắc cung vua đã có. Tuy nhiên sự giàu có do tham ô đó cũng không được lâu, sau khi Càn Long mất, Hòa Thân cũng diệt vong.

Sau khi bộ phim Tể tướng Lưu gù lên sóng năm 1996, Hòa Thân trở thành một cái tên quen thuộc với nhiều khán giả Việt Nam. Nhiều người cho rằng ông chính là tham quan đệ nhất không chỉ của triều Thanh, mà còn trong cả lịch sử Trung Quốc. Xoay quanh nhân vật này quả thực có rất nhiều chuyện đáng kể.

Hòa Thân (Vương Cương) và Càn Long (Trương Quốc Lập) trên phim.

Theo sử cũ ghi chép, Hòa Thân làm quan 30 năm, đến khi kiểm kê tài sản của ông ai nấy đều phải kinh ngạc. Tổng số tiền ông từng tham ô lên tới 1 tỷ lượng bạc, tương đương với tổng thu nhập tài chính trong 15 năm của triều Thanh.

Cuối cùng khi Càn Long vừa mới băng hà chưa đầy nửa tháng thì Hòa Thân bị hoàng đế Gia Khánh vừa kế vị ban cho cái Ch?t, kết thúc một cuộc đời huyền thoại.

Sự nghiệp thăng hoa

Hòa Thân (1750 - 1799), thuộc dòng họ Nữu Hỗ Lộc, người Chính Hồng Kỳ tại Mãn Châu, cha ông từng làm Phó Đô thống tỉnh Phúc Kiến nhưng mẹ lại sớm qua đời. Gia cảnh Hòa Thân dần suy tàn. Cuộc sống của ông khi nhỏ khá vất vả, thậm chí thường ăn không đủ no, hai anh em phải sống nhờ vào người khác.

Lớn lên Hòa Thân sở hữu một tướng mạo phi phàm, là một chàng trai tuấn tú nức tiếng xa gần. Hơn nữa ông còn tinh thông bốn thứ tiếng là: Mãn Thanh, Hán, Mông Cổ và Tây Tạng. Kể cả Tứ Thư, Ngũ Kinh ông cũng đều thông hiểu.

Năm 18 tuổi, Hòa Thân được Phùng Anh Liêm, Tổng đốc Trực Lệ yêu mến và gả cháu gái cho. Từ đó ông như “cá chép hóa rồng”, dần dần bước lên đỉnh cao sự nghiệp, bất chấp việc thi cử không đỗ đạt.

Khi bước sang tuổi 25, Hòa Thân với tướng mạo khôi ngô, tài ăn nói dí dỏm, đã lọt vào mắt Hoàng đế Càn Long.

Dung mạo thời trẻ của Hòa Thân. Ảnh: Baidu

Chỉ khoảng một thời gian sau, nhờ học thức uyên thâm, am hiểu thơ văn, quản lý tài chính, cùng tài ngoại giao tài ba, Hòa Thân được Càn Long tin tưởng, trọng dụng, kiêm tới 9 chức quan lớn trong triều: đại thần phủ nội vụ, đại thần ngự tiền, đại thần nghị chính, đại thần tương lam kì lĩnh thị vệ nội, đại thần chính bạch kì lĩnh thị vệ nội, đại thần quan cơ, đại thần lĩnh ban quân cơ, đại học sĩ Văn Hoa điện, đại sĩ Thủ phụ.

Bên cạnh đó, Hòa Thân còn được vua ban cho đặc quyền cưỡi ngựa bên trong Tử Cấm Thành, vinh dự thường dành riêng cho những quan chức cao cấp tuổi cao, không đủ sức khỏe để đi bộ tới điện triều.

Năm 1790, mối quan hệ của Hòa Thân và Càn Long thêm phần khăng khít khi con trai của ông nên duyên cùng Thập Cách cách.

Quá trình thoái hóa và tham ô

Nhiều sử sách nhắc đến việc, khi bắt đầu sự nghiệp làm quan, Hòa Thân đề cao sự thanh bạch, liêm minh. Thậm chí, ông còn đích thân vạch trần nhiều tham quan. Tuy nhiên, khi địa vị ngày càng được củng cố, bên cạnh đó là sự yêu chiều của vua, ông không còn kiểm soát được bản thân.

Dù phạm nhiều tội lỗi, nhưng Hòa Thân luôn được Càn Long bao bọc. Ảnh: Baidu

Hòa Thân không ngại công khai việc bản thân nhận hối lộ, tống tiền các viên quan nhỏ. Không chỉ vậy, ông cùng các tay sai còn ra sức vơ vét của cải, dù cho đó là tiền cứu đói, hay quốc khố quân sự, dù thời kỳ ấy, nhà Thanh liên tục bị các thế lực nổi loạn tấn công.

Kiểm kê tài sản tại phủ của Hòa Thân, ai nấy cũng phải kinh ngạc trước tổng số tiền ông từng tham ô, lên tới 11 tỷ lạng bạc, tương đương với tổng thu nhập tài chính trong 15 năm của triều Thanh. Ngoài ra, trong nhà Lưu Quân, tổng quản phủ Hòa Thân, một số lượng lớn châu báu nữa bao gồm 240.000 lạng bạc cũng bị tịch thu.

Lời nguyền trước khi Ch?t

Sau khi Hòa Thân Ch?t, toàn bộ tài sản của ông đều bị tịch thu, sung công. Nhờ chuyện này mà quốc khố nhà Thanh trở nên giàu có. Dân gian bởi thế mới có câu: “Hòa Thân ngã ngựa, Gia Khánh ăn no”.

Hoàng đế Gia Khánh vốn định xử Hòa Thân tội lăng trì. Nhưng các quan đại thần và công chúa cầu xin, Hoàng đế mới đổi lại, ban cho Hòa Thân Tu tu trong nhà.

Sau khi nghe xong phán quyết của Hoàng đế Gia Khánh, Hòa Thân cầm dải lụa trắng dài hơn 3m, rồi cười một cách lạnh lùng, ghê rợn. Sau đó ông viết một bài thơ nguyền rủa toàn bộ vương triều nhà Thanh. Lời nguyền như sau:

Ngũ thập niên lai mộng huyễn chân

Kim triều tản thủ tạ hồng trần

Tha niên thủy phiếm hàm long nhật

Nhận thủ hương yên thị hậu thân.

Tạm dịch:

Năm mươi năm hư hư thực thực

Kiếp này buông tay tạ hồng trần

Năm sau nước dâng con lũ lớn

Nhận rõ hương hỏa kẻ hậu nhân.

Hai câu thơ đầu là hồi ức về những điều đã qua của Hòa Thân, coi cuộc đời 50 năm của mình như mây khói. Hai câu sau ông đã mượn điển cố để phát ra lời nguyền của mình. “Thủy phiếm hàm long” chỉ nước lũ dâng cao.

Quả nhiên, năm đầu tiên sau khi Hòa Thân bị ban cho cái Ch?t, đê sông Hoàng Hà tại Hà Nam bị vỡ.

Câu cuối “Nhận rõ hương hỏa kẻ hậu nhân” chính là ngụ ý Hòa Thân sẽ đợi lần sau khi nước lũ dâng lên sẽ đầu thai, sông Hoàng Hà vỡ đê một lần nữa tại tỉnh Hà Nam. Và chính trong lần Hoàng Hà dâng lũ lần thứ hai, năm đó một bé gái cất tiếng khóc chào đời. Cô bé ấy chính là Từ Hy Thái Hậu sau này.

Từ Hy Thái Hậu. (Ảnh dẫn theo wanhuajing)

Có người nhận định Hòa Thân chính là kiếp trước của Từ Hy Thái Hậu. Vì lòng thù hận từ kiếp trước, bà khiến Vương triều Mãn Thanh ngày một lụi tàn và cuối cùng bị diệt vong. Điều này cũng ứng nghiệm với lời nguyền Hòa Thân lưu lại từ 100 năm về trước.

Tất nhiên đó chỉ là một giả thuyết rất ly kỳ, còn tính thực hư của câu chuyện kiếp trước của Từ Hy Thái Hậu có phải là Hòa Thân thì không hề có cơ sở nào để xác định.

Theo Quốc Tiệp/Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/tham-cung/truoc-khi-chet-hoa-than-de-lai-bai-tho-cuc-la-1429961.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY