Ngày 20/6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thừa Thiên - Huế cho biết, đơn vị đã triệt phá chuyên án, bắt một nhóm đối tượng Đ*nh b*c và tổ chức Đ*nh b*c qua mạng internet dưới hình thức game online.
Đối tượng cầm đầu đường dây Đ*nh b*c mới bị triệt phá trên là Trần Viết Rin (sinh năm 1997, trú tại phường Vỹ Dạ). Rin đã “quy tụ” các đối tượng Trần Quang Quyền, Trần Trung Nghĩa, Võ Quốc Huy và Nguyễn Khoa Thanh Phong, đều trú tại TP. Huế thực hiện vai trò giúp sức. Các đối tượng này đã tổ chức mua, bán điểm game cho các con bạc tham gia Đ*nh b*c trên các trang game nổ hũ, naga và gamvip.
Theo hồ sơ điều tra, đối tượng Trần Viết Rin đăng ký làm đại lý cấp 2 cho các các đối tượng đại lý cấp 1 của 3 trang game trên. Các đối tượng đại lý cấp 1 sẽ liên lạc, mua bán điểm game với Rin qua điện thoại, Zalo, Telegram.
Để thuận tiện cho việc mua, bán điểm game, Rin mở hai cửa hàng game tại số 180 Phạm Văn Đồng và 117 Đặng Huy Trứ (TP. Huế). Tại 2 cửa hàng này, Rin thuê các đối tượng trên làm nhân viên, trả lương theo giờ (mỗi giờ 15.000đ) và làm theo ca (5 giờ/ca) để ngồi máy tính thực hiện giao dịch với khách hàng.
Khi các con bạc đến mua điểm game để Đ*nh b*c, khách sẽ phải cung cấp thông tin như tên nhân vật, loại game cho nhân viên và nhân viên ngồi máy tính sẽ cung cấp thông tin này cho đối tượng Rin ở nhà, sử dụng tài khoản đại lý của mình để chuyển tiền game vào tài khoản cho khách hàng, sau đó khách hàng sẽ trả tiền cho nhân viên ngồi máy. Khi thắng bạc, các con bạc sẽ chuyển tiền game vào tài khoản đại lý của Rin rồi đến cửa hàng của Rin để lấy tiền.
Ngoài việc giao dịch bằng cách đến trực tiếp cửa hàng hoặc chuyển tiền vào tài khoản do Rin cung cấp, Rin còn thuê 1 shipper đến từng địa chỉ của con bạc thu tiền mua điểm game sau khi Rin chuyển tiền game cho khách.
Mỗi điểm game, Rin mua từ đại lý cấp 1 với giá là 0.83 đồng, bán ra cho các con bạc là 0.85 đồng, hưởng chênh lệnh 0.02 đồng/ điểm game. Bằng thủ đoạn này, từ tháng 12/2019 đến nay, nhóm đối tượng Trần Viết Rin đã giao dịch hơn 23 tỷ đồng, và chỉ tính từ 14/4 đến 14/5, số tiền giao dịch là gần 1,6 tỷ đồng với hơn 3 tỷ 170 điểm game.
Thông tư số 24 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông đã quy định rõ, “Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích và doanh nghiệp đã báo cáo. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử”.
Trao đổi về chuyên án, Đại tá Phạm Văn Toàn, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết: “Trong vụ án này, các hoạt động giao dịch mua, bán điểm game đều sử dụng bằng tiền thật, chúng tôi đã điều tra, làm rõ vai trò, tính chất và mức độ phạm tội của các đối tượng, xác định đây là hành vi Đ*nh b*c và tổ chức Đ*nh b*c, vi phạm quy định của pháp luật. Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với các lực lượng liên quan tăng cường nhiều biện pháp tuyên truyền cũng như đấu tranh, xử lý nghiêm với tệ nạn cờ bạc trên địa bàn tỉnh, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn”.
Chủ đề liên quan:
đánh bạc trực tuyến game naga game nổ hũ gamvip thông tư 24 bộ thông tin và truyền thông thừa thiên huế trần viết rin