Chọn vịt đã trưởng thành, béo, da cổ và da bụng dày, ức tròn, mọc đủ hết lông cánh (cánh đan chéo vào nhau). Mỏ to, cứng và vàng.
Những con vịt trưởng thành sẽ giúp bạn vặt lông nhanh hơn. Nếu mua phải vịt non thì thịt sẽ nhão, nhiều mỡ, rất nhiều lông tơ, khó nhổ sạch, rất mất thời gian.
Bạn cũng có thể mua vịt đã đẻ rồi, loại này thì lông đương nhiên đã đầy đủ, dễ nhổ. Chúng có dặc điểm là bụng dưới hơi xệ xuống. Loại này thịt cũng khá thơm, ngon.
Sau đó, vớt vịt ra và tưới chút giấm hoặc rượu trắng lên mình vịt khoảng 10 phút trước khi nhúng vào nước ấm, vịt sẽ dễ làm lông hơn.
Thông thường, mọi người hay nhúng vịt vào nước nóng 100ºC. Tuy nhiên trên thực tế khi ta nhúng vịt vào nước nóng già, lỗ chân lông của vịt sẽ co lại, rất khó nhổ lông. Do vậy khi làm vịt bạn chỉ cần dùng nước nóng vừa phải, khoảng 40ºC là được.
Nhúng trong vài phút, nhổ thử vài sợi lông ở cánh thấy được, bạn vớt vịt ra và tiến hành làm lông. Khi nhổ nhớ miết tay xuống sát da và xuôi theo chiều lông mọc để làm sạch hết phần lông tơ.
Nên nhớ rằng bạn vặt lông vịt ở khu vực nào thì nên vặt gọn gàng luôn, nhớ miết tay xuống để “quét” luôn đám lông tơ bên dưới. Như vậy lông sẽ sạch, da vịt căng bóng trông rất đẹp mắt và có tính thẩm mỹ.
Vịt thường có mùi hôi và nguyên nhân chính dẫn tới mùi khó chịu chính là phao câu – nơi tập trung tuyến nhờn của vịt, ngan, gà. Sau khi nhổ lông xong hãy mổ bụng, lấy bộ lòng, cắt phau câu.
Tiếp đến dùng muối xát quanh mình con vịt, cắt đôi quả chanh chà khắp một lần nữa rồi rửa sạch trước khi chế biến. Sau đó ngâm vịt trong chậu nước lã 20 phút để thịt vịt trắng đẹp. Nếu như luộc vịt thì nên đập dập gừng cho vào nồi nước luộc.
Theo Gia đình VN
Link bài gốc
Copy link
https://giadinhvietnam.com/tuyet-chieu-lam-long-vit-nhanh-sach-het-mui-hoi-d156513.html