Kinh tế xã hội hôm nay

Ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý bệnh nhân ghép tạng

(MangYTe) - Novartis Việt Nam và Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh mới đây công bố hợp tác triển khai chương trình Quản lý và giáo dục toàn diện bệnh nhân ghép tạng bằng ứng dụng di động UMC Care.

UMC Care là ứng dụng do Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh phát triển từ năm 2021 và đã có khoảng 80.000 người dùng.

Thông qua hợp tác với Novartis Việt Nam, chương trình Quản lý và giáo dục toàn diện bệnh nhân ghép tạng tích hợp trong ứng dụng UMC Care đóng vai trò là nền tảng cho việc tương tác giữa bệnh viện, bác sĩ và các bệnh nhân ghép tạng được thuận tiện, nhanh chóng, từ đó hỗ trợ bệnh nhân quản lý tình trạng bệnh của bản thân một cách chủ động. Nền tảng này đồng thời hỗ trợ quy trình đăng ký và quản lý việc hiến tạng hiệu quả hơn.

Ngoài ra, cung cấp nguồn lực để bệnh viện đại học y dược tp hồ chí minh xây dựng chương trình giáo dục bệnh nhân ghép tạng. chương trình này sẽ sử dụng nền tảng kỹ thuật số của ứng dụng umc care để đăng tải tài liệu giáo dục, bài báo, video và đào tạo bệnh nhân dành cho đội ngũ bác sĩ.

Bà Karina Ng, Tổng giám đốc Novartis Việt Nam kỳ vọng hợp tác giữa hai bên sẽ giúp thu hẹp khoảng cách mà các bệnh nhân ghép tạng đang phải đối mặt.

Đánh giá về quan hệ hợp tác với Novartis Việt Nam, TS.BS Phạm Văn Tấn – Phó Giám đốc Bệnh viện ĐHYD TP Hồ Chí Minhchia sẻ: “Chúng tôi tin tưởng sự hợp tác này sẽ cho phép bệnh nhân và người chăm sóc họ trên toàn quốc tiếp cận các nguồn thông tin đáng tin cậy. Đặc biệt, ứng dụng sẽ giúp các bệnh nhân ghép tạng tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM có thể tương tác, kết nối với bác sĩ mọi lúc, mọi nơi”.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến cuối tháng 3/2023, Việt Nam đã thực hiện được khoảng 7.500 ca ghép tạng. Số ca ghép tạng tại Việt Nam có sự gia tăng đáng kể, từ 283 ca (năm 2014) lên 1.004 ca (năm 2022). Tỉ lệ thành công ghép tạng tại Việt Nam tương đương với các nước trong khu vực với tỉ lệ thành công sau ghép tức thì đạt trên 95% và thời gian bệnh nhân sống sau 5 năm đạt 85-90%. Trong đó 90% các ca ghép thận và 10% còn lại là ghép tim, gan, phổi, tụy…

Mặc dù đạt được những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực ghép tạng trong 30 năm qua, Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm thiếu nguồn cung nội tạng, khả năng phối hợp ghép tạng hạn chế, bệnh nhân tuân thủ điều trị thấp, điều trị sau phẫu thuật ghép tạng không đúng cách dẫn đến thải ghép và nguy cơ tử vong cao. Bệnh nhân cũng phải đối mặt với việc thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe hậu phẫu ghép tạng, nguồn cung cấp thuốc ức chế miễn dịch không ổn định và thiếu nền tảng tương tác hiệu quả giữa bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế.

Từ năm 2018, bệnh viện đại học y dược tp hồ chí minh bắt đầu triển khai ghép tạng. đến nay, bệnh viện đang quản lý khoảng 200 bệnh nhân ghép thận và 50 bệnh nhân ghép gan. bệnh viện đặt mục tiêu ghép tạng là ưu tiên hàng đầu trong 3-5 năm tới, bao gồm ghép thận, ghép gan và mở rộng ghép tim.

Hoàng Hà

Link bài gốc Lấy link

Hoàng Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/y-te/ung-dung-cong-nghe-ho-tro-quan-ly-benh-nhan-ghep-tang/20231208042438859)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY